Ấn Độ đột phá trong nuôi cá hồng (red snapper)

Ấn Độ đột phá trong nuôi cá hồng (red snapper)

Cá hồng là đối tượng nuôi thích hợp với các hệ thống nuôi khác nhau như ao, lồng…Loài cá này dễ dàng chấp nhận thức ăn công nghiệp và có thể phát triển đến kích thước thương phẩm  từ 300-500 g trong vòng chưa đầy sáu tháng.

Chu kỳ sinh sản của cá hồng (Lutjanus argentemaculatus) đã kết thúc sau một chương trình nhân giống kéo dài 5 năm của ICAR - Viện Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ Trung Ương (CIBA - Central Institute of Brackishwater Aquaculture) đã ca ngợi đó là “động lực chính để đa dạng hóa nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ trong nước”.

 

CIBA nói rằng bước đột phá này “giúp giải quyết vấn đề lớn về việc thiếu trại giống sản xuất giống chất lượng trong nuôi cá hồng và sẽ mở ra phạm vi rộng lớn cho các dự án nuôi trồng thủy sản nước lợ của đất nước trong tương lai gần”.

 

 

Cá hồng đỏ được đánh giá cao ở Ấn Độ, với mức giá dao động từ 400 Rs đến 600 Rs/kg (Rs là đơn vị tiền tệ Ấn Độ - Rupee, 400 Rs – 600 Rs tương đương 123.000 đồng – 188.000 đồng Việt Nam). Được biết đến với tên gọi địa phương là Seppili (ở Tamil) và Chembally (ở Malayalam), CIBA cho biết loài này có “tiềm năng to lớn đối với nuôi trồng thủy sản nước lợ, do tốc độ tăng trưởng nhanh, dễ thích nghi với điều kiện nuôi, nhanh chóng chấp nhận thức ăn nhân tạo, và chất lượng thịt ngon”.

 

Ngoài ra, cá hồng là đối tượng nuôi thích hợp với các hệ thống nuôi khác nhau như ao, lồng…Loài cá này dễ dàng chấp nhận thức ăn công nghiệp và có thể phát triển đến kích thước thương phẩm  từ 300-500 g trong vòng chưa đầy sáu tháng.

 

CIBA trước đây đã phát triển các chương trình nhân giống cá chẽm (Seabass), cá măng sữa (Milk Fish) và cá đối xám (Grey Mullet).

 

Lô cá hồng đầu tiên do CIBA lai tạo đã được phân phối cho những người nuôi cá được chọn lọc ở Tamil Nadu và Kerala.

 

Tiến sĩ M Kailasam, người đứng đầu nhóm các nhà nghiên cứu phát triển công nghệ cho biết: “Người nông dân sẽ nuôi cá giống tại các trang trại của họ và sẽ trả lại cá bố mẹ đã chọn cho CIBA theo phương thức mua lại để nhân giống tiếp trong trại giống. Ông hy vọng rằng các doanh nghiệp tư nhân sẽ áp dụng công nghệ sản xuất giống này để việc sản xuất giống có thể được mở rộng.

 

 

Nguồn: https://thefishsite.com/

 

Dịch bởi: NGỌC HÂN MAI – VPAS JSC