11 điều về loài sam khiến bạn phải suy nghĩ

11 điều về loài sam khiến bạn phải suy nghĩ

Nếu bạn chưa từng gặp hoặc tìm hiểu về con sam (horse shoe crab, còn gọi là Cua móng ngựa), hãy đọc và tìm hiểu một số sự thật thú vị nhất về một trong những loài sinh vật sống dưới đáy hấp dẫn nhất đại dương của chúng ta mà tôi sẽ kể cho các bạn biết dưới đây.
11 điều về loài sam khiến bạn phải suy nghĩ 11 điều về loài sam khiến bạn phải suy nghĩ 11 điều về loài sam khiến bạn phải suy nghĩ 11 điều về loài sam khiến bạn phải suy nghĩ 11 điều về loài sam khiến bạn phải suy nghĩ 11 điều về loài sam khiến bạn phải suy nghĩ 11 điều về loài sam khiến bạn phải suy nghĩ

Nếu bạn chưa từng gặp hoặc tìm hiểu về con sam (horse shoe crab, còn gọi là Cua móng ngựa), hãy đọc và tìm hiểu một số sự thật thú vị nhất về một trong những loài sinh vật sống dưới đáy hấp dẫn nhất đại dương của chúng ta mà tôi sẽ kể cho các bạn biết dưới đây.

 

Những sinh vật hóa thạnh sống

 

Những sinh vật đại dương này ăn thịt cả loài khủng long! Loài sam lâu đời nhất - Lunataspis aurora - được các nhà khoa học phát hiện vào năm 2008 và ước tính gần 450 triệu năm tuổi. Mặc dù chúng chắc chắn đã trải qua một vài lần thích nghi tiến hóa, nhưng đặc điểm sinh lý học của chúng hầu như không thay đổi theo thời gian, đó là lý do tại sao chúng thường được gọi là “hóa thạch sống”. Chỉ có bốn loài được biết là còn sống ngày nay và chỉ một loài được gọi là Sam Đại Tây Dương - Limulus polyphemus. Loài này có thể được tìm thấy từ Maine đến Mexico, chúng thường cư trú ở vùng nước sâu hơn khi trưởng thành nhưng di chuyển đến bờ biển mỗi năm để sinh sản.

 

 

Hình của ERIC HIAN-CHEONG

 

Chúng không thực sự là cua

 

Cua móng ngựa có quan hệ họ hàng gần với các loài chân đốt – chẳng hạn như nhện - hơn là cua thật. Chúng là một phần của phân ngành Chelicerata và được phân loại vào lớp Merostomata, bao gồm các loài cua móng ngựa cũng như eurypterids (bọ cạp biển). Thật thú vị, thuật ngữ Merostomata có nghĩa là “chân gắn vào miệng” (legs attached to the mouth) và trong phân loại học nó là Lớp Miệng Đốt.

 

Chân gần ở miệng

 

Mặc dù bộ chân chính của chúng được sử dụng để giúp chúng di chuyển, nhưng đôi chân gần miệng nhất thực sự là một bộ kìm, chúng dùng để đưa thức ăn đến gần miệng rồi nghiền nát để dễ tiêu thụ hơn. Thức ăn yêu thích của chúng là giun biển, nhuyễn thể và động vật giáp xác. Sam trưởng thành có xu hướng chọn các loài hai mảnh vỏ, ngược lại sam còn nhỏ có xu hướng thích loài giun biển.

 

Sam không nguy hiểm

 

Mặc dù vẫn có người nhầm tưởng Sam với cá đuối do hình dạng của chúng, nhưng chúng thực sự không liên quan gì với nhau và hoàn toàn không nguy hiểm. Đuôi của chúng, không độc hoặc có nọc độc, chúng chủ yếu được dùng để lái và lật mình trong trường hợp bị lật ngữa.

 

Kỹ năng bơi lộn ngược

 

Cấu trúc giống như cái vành mũ gần bụng của chúng, được gọi là mang lá sách (book gill), giúp cua móng ngựa có thể thở dưới nước ... nhưng đôi khi, chúng sử dụng cho mục đích bơi lộn ngược. Chủ yếu những con còn nhỏ tham gia vào hành vi này, dù sao thì cũng rất thú vị khi xem.

 

Mùa sinh sản là cảnh tượng tuyệt vời

 

Vào mùa xuân khi thủy triều lên, Sam lên bờ để giao phối và đẻ trứng vào ban đêm. Một trong những địa điểm nổi tiếng nhất của "lễ tình yêu" này xảy ra ở Vịnh Delaware (Mỹ) hàng năm, nơi hàng trăm nghìn sinh vật cổ đại này được nhìn thấy trên bờ. Khi đến thời điểm đẻ trứng, con cái sẽ đẻ khoảng 4.000 quả trứng thành từng chùm. Con cái đẻ vài lần, đạt khoảng 20.000 trứng trong một đêm và lên đến khoảng 100.000 trứng trong mỗi mùa gặp gỡ.

 

 

Video về mùa sinh sản của Sam và ly trích máu sam phục vụ y học

 

Trứng sam là thực phẩm chính của nhiều loài ven biển

 

Số lượng trứng mà sam mẹ đẻ là rất nhiều, hầu hết số trứng sẽ không tồn tại đến tuổi trưởng thành, hoặc thậm chí đến thời điểm nở của chúng. Các nhà khoa học tính toán rằng một tỷ lệ rất nhỏ có thể trưởng thành vì trứng sam là nguồn thức ăn quan trọng cho động vật hoang dã như chim di cư, rùa biển và một số loài cá.

 

Thị lực tuyệt vời

 

Với tổng cộng 9 con mắt cùng với nhiều bộ phận tiếp nhận ánh sáng khác nhau gần đốt cuối bụng của chúng, những sinh vật này có thị lực cực kỳ tốt. Các bộ phận này có những mục đích khác nhau, hai mắt kép bên của chúng thường được sử dụng để giúp xác định vị trí bạn tình, trong khi bộ mắt ở giữa nhỏ hơn của chúng nhạy cảm với tia UV. Những con mắt và bộ phận cảm nhận khác hữu ích trong việc phát hiện chuyển động gần đó cũng như những thay đổi đối với ánh sáng xung quanh.

 

Sam phải lột xác

 

Sam không đạt đến độ trưởng thành hoàn toàn cho đến khi khoảng mười tuổi và mặc dù chúng có tốc độ tăng trưởng ổn định trong mười năm đầu tiên, nhưng mai của chúng (bộ xương cứng khiến chúng trông giống như những chiếc xe tăng) không thực sự phát triển cùng với chúng. Vì điều này, sam phải lột xác, chúng lột xác trung bình 16 lần trước khi trưởng thành thực sự.

 

 

Video sự lột xác của Sam

 

Sam là những anh hùng trong ngành y tế

 

Sam không có tế bào bạch cầu như chúng ta để giúp chống lại nhiễm trùng. Thay vào đó, chúng có cái được gọi là amebocytes (tế bào dạng amip), là những tế bào nhỏ hung dữ tấn công mầm bệnh bằng cách nhốt mầm bệnh vào một “bức tường nhờn” (wall of goo), làm cho mầm bệnh không lây lan khắp cơ thể. Tuy nhiên, tại sao điều này lại quan trọng đối với y học hiện đại? Vào cuối những năm 1950, một bác sĩ tại Johns Hopkins đã phát hiện ra rằng bạn có thể sử dụng các tế bào amip có trong máu cua móng ngựa để kiểm tra tính an toàn của vắc xin và các loại thuốc khác. Về cơ bản, amebocytes được thêm vào thành phần của vắc xin hoặc thuốc và nếu chúng kích hoạt cơ chế tiết ra chất nhờn thì điều đó có nghĩa là sản phẩm chưa sẵn sàng để sử dụng. Nếu không có cua móng ngựa và phát hiện này, ai biết được có bao nhiêu người có thể đã bị ảnh hưởng vì thuốc mà các bác sĩ có thể nghĩ rằng đã sẵn sàng để ứng dụng rộng rãi.

 

 

Hình ly trích máu Sam phục vụ y học

 

Xem thêm video: tại sao chúng ta cần máu của loài sam tại đây hoặc trong phần VIDEO CLIP trên trang WEB này

 

Cực kỳ hữu ích với các nhà khoa học nhưng sam cũng cần sự giúp đỡ của khoa học

 

Mặc dù việc mất máu không gây hại cho sam, nhưng các nhà khoa học vẫn hy vọng sẽ nghiên cứu sử dụng các tế bào amip tổng hợp trong tương lai để họ không phải đưa cua móng ngựa vào quá trình trích máu của chúng. Sam trở lại nước hầu như không hề hấn gì sau khi gần 30% máu của chúng bị rút hết trong hai ngày, nhưng không phải tất cả chúng đều khỏe mạnh trở lại. Nghiên cứu cho thấy khoảng 10% đến 30% cua móng ngựa được sử dụng để lấy máu không sống sót sau khi trở về nước và một số con sống sót không trở lại biểu hiện mạnh khỏe bình thường, triệu chứng thường gặp là hôn mê và giảm khả năng phát triển. Quá trình ly trích máu của chúng là quy trình hết sức cẩn thận, nơi mà các nhà khoa học làm tất cả những gì có thể để đảm bảo chúng không hề hấn gì, tuy vậy họ vẫn hy vọng có thể chuyển sang phương án tái tạo các tế bào tổng hợp để cua móng ngựa không phải chịu áp lực này nữa.

 

Nói chung, tôi thực sự nghĩ rằng sam là một trong những loài hấp dẫn và kiên cường nhất trên Trái đất. Từ vẻ ngoài trông cổ xưa cho đến phần mà chúng đã đóng góp trong những tiến bộ y tế, việc bảo tồn chúng chứng tỏ tầm quan trọng đối với sức khỏe của hệ sinh thái mà chúng sinh sống cũng như các yếu tố khác.

 

 

Video triễn lãm về Sam

 

Nguồnhttps://oceanconservancy.org/

 

Biên dịch bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận - VPAS JSC