10 năm nhìn lại bệnh EMS - AHPND

10 năm nhìn lại bệnh EMS - AHPND

Năm 2019 là năm thích hợp để nói về hội chứng tôm chết sớm hoặc được gọi là EMS vì đây là cột mốc đánh dấu 10 năm tồn tại kể từ khi nó xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 2009.

Năm 2019 là năm thích hợp để nói về hội chứng tôm chết sớm hoặc được gọi là EMS vì đây là cột mốc đánh dấu 10 năm tồn tại kể từ khi nó xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 2009. Đây không phải là một lưu ý kỷ niệm mà là một lời nhắc nhở rằng chúng ta đang sống cùng với căn bệnh này và không có bất cứ dấu hiệu cuối cùng rõ ràng nào để biết dịch bùng phát.

 

Cho đến nay, chỉ có 4 quốc gia ở châu Á là thừa nhận sự hiện diện của bệnh hoại tử gan tụy cấp hay còn gọi là AHPND là Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia. Các quốc gia này rất quen thuộc với việc phát hiện và phòng ngừa dịch bệnh EMS, các quốc gia khác không chú trọng đến căn bệnh này.

 

Các tài liệu đã được xuất bản như tài liệu của FAO về EMS/AHPND đã làm sáng tỏ một vài nguyên nhân gây ra EMS/AHPND và nghiên cứu tiếp theo về AHPND trên các tạp chí khoa học đã giúp hiểu sâu hơn ở cấp độ phân tử. Trong thực tiễn, một vài trang trại tiếp tục chịu thiệt hại  do tỉ lệ chết cao, trong khi những trang trại khác đã thành công nhờ biết cách thích nghi với căn bệnh này.

 

Trong phần chuẩn bị của bài viết này, AAP đã tiếp cận các bên liên quan ở Việt Nam, Thái Lan và Malaysia và tìm hiểu ý kiến và kinh nghiệm thực tiễn của họ về sự hiểu biết dịch bệnh hiện nay. Một số giải pháp đã được đề xuất nhưng các điều kiện có thể khác nhau giữa trang trại này và trang trại khác, do đó sự thích ứng với các giải pháp khác nhau luôn luôn được khuyến khích.

 

EMS LÀ GÌ?

 

EMS được đặt ra bởi những người nuôi tôm ở châu Á từ năm 2009 để mô tả tỉ lệ chết cấp tính không giải thích được trong ao nuôi tôm ở giai đoạn 30-40 ngày đầu thả nuôi. Vào giữa năm 2011, Lightner và cộng sự đã nhận biết dấu hiệu mô bệnh học mới ở một số tôm nhiễm EMS được đặc trưng bỡi các tế bào biểu mô ống gan tụy bị bong tróc, hoại tử nhưng không biết tác nhân gây bệnh. Vì vậy, hiện nay chúng ta gọi nó là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND).

 

EMS KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG LÀ AHPND

 

Một nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh gần đây đã được thực hiện ở Thái Lan từ ngày 19 tháng 8 năm 2013 đến ngày 23 tháng 4 năm 2014 trên 200 ao nuôi tôm được chọn ngẫu nhiên trước khi thả ở những khu vực đã xảy ra dịch bệnh EMS (Sanguanrut et al., 2018). Tỷ lệ xuất hiện dịch bệnh đối với các ao EMS trong nghiên cứu này là 16,3% nhưng chỉ 56% trong số các ao EMS này được chẩn đoán mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPND, cho thấy rằng phần lớn tỉ lệ chết sớm do một số nguyên nhân khác. Vì lý do đó, điều quan trọng là chẩn đoán nguyên nhân gây tử vong trong ao EMS và không đánh đồng nó với AHPND.

 

 

NGUYÊN NHÂN GÂY AHPND LÀ GÌ?

 

Tác nhân gây bệnh được báo cáo vào năm 2013 khi phân lập chủng Vibrio parahaemolyticus (VP) có chứa plasmid (pVP). VP phân lập chiếm cứ dạ dạy tôm và giải phóng độc tố gây bong tróc ở các tế bào biểu mô ống gan tụy và sau đó gây chết tôm.

 

Nghiên cứu này của Thái Lan đã đưa ra giả thuyết rằng phân lập vi khuẩn AHPND chiếm cứ và phát triển trong dạ dày tôm, nơi mà độc tố Pir A/ Pir B được sản sinh và tiết ra, có lẽ dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bao gồm cả hệ vi sinh vật đường ruột. Thông qua hệ thống đường tiêu hóa, độc tố thâm nhập vào tế bào gan tụy gây ra sự bong tróc lớn của các tế bào biểu mô ống gan tụy.

 

Nguồn: Revisiting EMS/AHPND. AQUA Culture Asia Pacific, March/April, 2019, p18.

 

Lượt dịch bởi: HƯƠNG LÊ - VPAS JSC