Mycotoxin: Mối nguy thầm lặng trong nuôi tôm

Mycotoxin: Mối nguy thầm lặng trong nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, mycotoxin có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng cho tôm cá.

Trong nuôi trồng thủy sản, mycotoxin có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng cho tôm cá.

 

Hầu hết các vấn đề hiện nay mà ngành nuôi tôm đang phải đối mặt đều liên quan đến sự xuất hiện rộng rãi của bệnh, ví dụ như bệnh nhiễm ký sinh trùng, nhiễm vi khuẩn và virus. Các vấn đề về bệnh làm cho ngành công nghiệp nuôi tôm tổn thất nặng nề vì vậy mọi sự chú ý đều tập trung vào các vấn đề làm sao để đối phó với bệnh. Tuy nhiên, còn có những mối đe dọa tiềm tàng khác có nguyên nhân bởi các yếu tố khác, chẳng hạn như môi trường nuôi và thức ăn cũng có thể ảnh hưởng lớn đến sự thành công của việc nuôi tôm. Mặc dù vậy, những yếu tố này đã bị xem nhẹ.

 

Một trong các yếu tố đó là sự hiện diện của mycotoxin trong thức ăn tôm. Ô nhiễm thức ăn dùng cho các loài thủy sản là phổ biến ở các vùng nhiệt đới ẩm, chẳng hạn như các nước Đông Nam Á. Sự ô nhiễm thức ăn có thể do nhiều nhiều yếu tố, chẳng hạn như các thành phần thức ăn có chất lượng thấp và phương pháp lưu trữ thức ăn không phù hợp.

 

Để đảm bảo sự tăng trưởng sản lượng một cách liên tục của ngành nuôi trồng thủy sản và để tăng tính bền vững của nó, ngày càng có xu hướng sử dụng các thành phần có nguồn gốc thực vật  để thay thế một phần hoặc hoàn toàn bột cá và dầu cá trong các công thức thức ăn thủy sản. Do đó, nguy cơ độc tố mycotoxin trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ngày càng gia tăng.

 

Ngành công nghiệp thủy sản hiện đang sử dụng nhiều sản phẩm ngũ cốc như bột đậu nành (soybean meal), bột ngô (corn meal) hoặc lúa mì (wheat gluten) và cám gạo (rice bran). Việc xem xét tỷ lệ của chúng trong thức ăn thủy sản (aquafeed) bao gồm cả các tỷ lệ hiện tại, và việc xử lý chúng cẩn thận nên được lưu ý vì chúng được biết đến là các thành phần có nguy cơ nhiễm độc tố mycotoxin. Lấy bột đậu nành làm ví dụ, trong một bài viết tổng quan của Olmix (Tập đoàn sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi – người dịch) về mycotoxin cho thấy 96% các mẫu được phân tích bị nhiễm một hoặc nhiều loại độc tố nấm mốc. 72% số mẫu được phân tích nhiễm nhiều loại độc đố nấm mốc khác nhau, trong đó FUM (Fumonisins) (60%> LOQ) và DON (Deoxynivalenol) (35%> LOQ) là phổ biến nhất. (LOQ là giới hạn định lượng - Hiểu một cách đơn giản thì đây là nồng độ thấp nhất mà máy (phương pháp) xét nghiệm có thể phát hiện ra và định lượng chính xác nồng độ - Người dịch)

 

Năm loại Mycotoxin phổ biến nhất được tìm thấy trong thức ăn thủy sản trên toàn thế giới là Aflatoxins (Afla), Zearalenone (ZEN), Trichotecenes (T-2 & HT-2), Fumonisins (FUM), Ochratoxin A (OTA).

 

Các loài tôm cá bị ảnh hưởng nhiều bởi Aflatoxin

 

Theo đó, cơ quan đích của aflatoxin là gan, độc tố aflatoxin gây ra hoại tử gan và “chai gan” (carcinom - tạm dịch). Bên cạnh đó, aflatoxin cũng gây ra các trường hợp bệnh lý khác nhau như hoại tử tế bào biểu mô, mang tái nhợt, và tình trạng bất thường đối với gan tụy tôm.

 

Ochratoxin A gây đột biến, thoái hóa thận và gan. Zearalenone là độc tố ảnh hưởng chủ yếu đến các thông số sinh sản đối với các loài thủy sản khác nhau, tăng tốc thành thục sinh dục, giảm tần suất sinh sản. FUM làm giảm tốc độ tăng trưởng, kém ăn, tổn thương tuyến tụy. Sự hiện diện của Trichotethenes làm giảm sản sinh enzyme phả hủy tế bào vi khuẩn, giảm khả năng chống lại oxy hóa và rối loại sinh lý.

 

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là tất cả mycotoxin đều có khả năng gây ra tình trạng ức chế miễn dịch, tất cả mycotoxin đều làm tăng tỷ lệ chết và làm giảm năng suất sản xuất (bao gồm tốc độ tăng trưởng, FCR, và lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày)

 

Ảnh hưởng của mycotoxin lên hệ hống miễn dịch

 

Có nhiều bằng chứng cho thấy động vật thủy sản nuôi ăn thức ăn bị nhiễm độc tố mycotoxin sẽ bị ức chế hệ thống miễn dịch và giảm khả năng kháng bệnh. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi động vật thủy sản ăn thức ăn bị ô nhiễm ở mức thấp hoặc trung bình, những tác động của độc tố không được chú ý và thiệt hại kinh tế thường chỉ được xem xét do có liên quan đến sự bùng phát dịch bệnh.

 

Tuyên chiến với mycotoxin

 

Sự ô nhiễm của thức ăn và nguyên liệu (sản xuất thức ăn) bởi mycotoxin là một thực tế và sự gia tăng của nó trên toàn cầu khiến cho ngày càng có nhiều khả năng bất kỳ loại thức ăn nào cũng có thể chứa một hoặc nhiều độc tố. Chúng là những độc tố vô hình, không mùi và không vị có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe động vật

 

Mặc dù sự hiện diện của mycotoxin trong thức ăn thể hiện mối đe dọa gia tăng đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, có một số lựa chọn có sẵn cho các nhà sản xuất và người nuôi để ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ nhiễm độc mycotoxin. Chúng bao gồm lựa chọn nguyên liệu cẩn thận, duy trì điều kiện bảo quản tốt cho thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn, và sử dụng sản phẩm khử độc tố mycotoxin hiệu quả để chống lại các loại độc tố khác nhau có thể có.

 

Chất kết dính hoặc chất hấp phụ đã được sử dụng để vô hiệu hóa tác dụng của mycotoxin bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ chúng trong đường tiêu hóa của động vật. Thật không may, các nhóm độc tố nấm mốc khác nhau có cấu trúc hóa học khác nhau và do đó không thể vô hiệu hóa tất cả các độc tố nấm mốc chỉ bằng một chiến lược duy nhất.

 

Nguồn: Aquaculture Magazine

 

Lược dịch bởi: KS Nguyễn Thành Quang Thuận - VPAS JSC

In aquaculture production, mycotoxins can cause serious negative effects on fish and shrimps.

 

Most of the problems currently confronting the shrimp farming industry are related to the widespread occurrence of disease, e.g. parasitic infestation, or bacterial and viral infections. These disease problems can lead to heavy losses to the industry and as such, the industry has focused much of its attention to deal with such threats. However, there are other potential threats like additional diseases caused by other factors, such as culture environments and feed that also can greatly influence the success of shrimp culture. Nonetheless, these factors have been somehow disregarded by the industry.

 

One such factor is the presence of mycotoxins in shrimp feed. Contamination of feed for aquatic species is common in humid tropical regions, such as all South East Asia. The problem can be caused by many factors, such as low quality of feed ingredients and inappropriate methods of feed storage.

 

To ensure a continuous growth of aquaculture output and to increase its sustainability, there is an increasing trend to use plant-based ingredients as partial or complete replacement of fishmeal and fish oil in aquafeed formulations. Consequently, the mycotoxin risk in aquaculture production is increasing.

 

The aquafeed industry is now using many cereal products such as soybean meal, corn or wheat gluten meal and rice bran. Considering their current inclusion rates in aquafeeds, these ingredients should be handled carefully because they are known to contain a risk of mycotoxin contamination. Taking soybean meal as an example, Olmix Myco’Screen Overview showed that 96% of the analyzed samples were contaminated with one or several mycotoxins. Additionally, 72% of the samples analyzed showed polycontamination for several mycotoxins, of which FUM (60% > LOQ) and DON (35% > LOQ) were most prevalent.

 

Five most common Mycotoxins found worldwide in aquafeed and raw material used for feed formulation: Aflatoxins (Afla), Zearalenone (ZEN), Trichotecenes (T-2 & HT-2), Fumonisins (FUM), Ochratoxin A (OTA).

 

Shrimp & Fish species are more affected Aflatoxin

 

According to this, the target organ for Aflatoxin is liver, causing liver necrosis and liver carcinom.Beside, Aflatoxin can produce different damages and pathological manifestations such as small cell carcinoma, pale gills and abnormalities in shrimp hepatopancreas.

 

Ochratoxin A: Induce mutagenic and toxic effects; degeneration of kidneys and liver. Zearalenone is a mycotoxin which dominantly affects: reproductive parameters in different aquatic species; acceleration of sexual maturation; reducing of spawning frequency. FUM has been generally associated with: reduced growth rate; lower feed consumption; cause lesions in exocrine and endocrine pancreas as well in inter-renal tissue. Trichotethenes presence is related to decreased production of bacterial cell wall breaking enzymes and decreased resistance to oxidative damage, and physiological disorders.

 

However, what is the most important is that all mycotoxins are immunosuppresive, all mycotoxins are increasing mortality and cause poor productive performances (growth, FCR, daily intake)

 

Effect of Mycotoxins on the immune system

 

Evidence suggests that consumption of diets contaminated with mycotoxins suppresses the immune system and decreases disease resistance. This can occur even when animals are consuming low or moderate contaminated products, as such its effects pass unnoticed and the economical losses are normally just associated with the disease outbreak causing the damage.

 

Combating mycotoxins

 

The contamination of feeds and raw materials by mycotoxins is a reality and its increasing on a global basis making it increasingly likely that any given feedstuff could contain one or, more likely, several mycotoxins. They are invisible, odorless and tasteless toxins with a major impact on animal health.

 

Although the presence of mycotoxins in feed represents an increase threat to aquaculture operations there are a number of options available to feed manufacturers and farmers to prevent or reduce the risk of mycotoxicosis associated with mycotoxin contamination. These range from careful selection of raw materials, maintaining good storage conditions for feeds and raw materials, and using an effective mycotoxin deactivator product to combat the widest possible range of different mycotoxins that may be present.

 

Binders or adsorbents have been used to neutralize the effects of mycotoxins by preventing their absorption from the animal’s digestive tract. Unfortunately, different mycotoxin groups are different in their chemical structure and therefore it is impossible to equally deactivate all mycotoxins using only one single strategy.