Nhiệt độ ảnh hưởng đến sức ăn của tôm

Nhiệt độ ảnh hưởng đến sức ăn của tôm

Các tác giả khảo sát đường đi của thức ăn qua ruột của tôm thẻ chân trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tiêu thụ thức ăn trên sàng ăn cũng được khảo sát 04 lần/ngày ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau tại một trang trại nuôi tôm thâm canh. Kết quả cho thấy rằng sức ăn của tôm sẽ nhanh hơn rất nhiều khi nhiệt độ nước lớn hơn 32 độ C. Tuy nhiên, sàng ăn (vó) có thể không còn là công cụ đánh giá thức ăn hữu ích nữa khi nhiệt độ lớn hơn 31 độ C bởi vì tất cả lượng thức ăn đều được ăn hết chỉ trong 01 giờ sau khi cho ăn.

Các tác giả khảo sát đường đi của thức ăn qua ruột của tôm thẻ chân trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tiêu thụ thức ăn trên sàng ăn cũng được khảo sát 04 lần/ngày ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau tại một trang trại nuôi tôm thâm canh. Kết quả cho thấy rằng sức ăn của tôm sẽ nhanh hơn rất nhiều khi nhiệt độ nước lớn hơn 32 độ C. Tuy nhiên, sàng ăn (vó) có thể không còn là công cụ đánh giá thức ăn hữu ích nữa khi nhiệt độ lớn hơn 31 độ C bởi vì tất cả lượng thức ăn đều được ăn hết chỉ trong 01 giờ sau khi cho ăn.


 

Sức ăn và tiêu hóa thức ăn của tôm chân trắng – cũng giống như các yếu tố khác - khác nhau ở những điều kiện nhiệt độ khác nhau. Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm và tại ao nuôi sau đó của các tác giả nhằm khảo sát đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện nhiệt độ nước khác nhau đến chu trình ăn và tiêu hóa thức ăn của tôm chân trắng – Litopenaeus vannamei.

 

BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM

 

Các thí nghiệm tại phòng thí nghiệm được tiến hành tại trường Đại học Kasesart – Thailand. Tôm thí nghiệm - với đường ruột rỗng hoàn toàn - có trọng lượng 12 gam/con được bố trí trong các bể kiếng với nước biển đã được lọc, nhằm đánh giá quá trình tiêu thụ thức ăn tại các điều kiện nhiệt độ 24, 26, 28, 32 và 34 độ C. Các giai đoạn ghi nhận kết quả trong quá trình thí nghiệm như sau:

 

- Khi thức ăn bắt đầu xuất hiện trong ruột.
 

- Khi thức ăn đầy ½ ruột.
 

- Khi thức ăn đầy ruột và trước khi bài tiết phân ra ngoài.
 

- Bắt đầu bài tiến phân.
 

- Bắt đầu rỗng ruột
 

- Và rỗng ruột hoàn toàn.

 

Lượng thức ăn cho ăn trong thí nghiệm là 3% trọng lượng thân theo bảng cho ăn được thiết kế bởi trường đại học Kasesart. Mỗi ngày cho ăn 03 cữ và mổi cữ là 1% lượng thức ăn theo trọng lượng thân. Các phần cặn bã như phân tôm, vỏ tôm lột, thức ăn thừa được si – phon trước mỗi cữ cho ăn.

 

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

 

Trong hầu hết các lô thí nghiệm, thức ăn được quan sát thấy xuất hiện trong đường ruột chỉ sau 05 phút cho ăn, tuy nhiên tốc độ tiêu hóa thức ăn thì khác biệt nhau sau đó ở các lô thí nghiệm khác nhau về nhiệt độ. Chẳng hạn tôm cần tới 55 phút để ăn đầy đường ruột ở điều kiện nhiệt độ 24 độ C nhưng chỉ mất 20 phút để ăn đầy đường ruột ở điều kiện nhiệt độ 34 độ C. Khi tôm bắt đầu đi phân ra ngoài thì khác biệt càng lớn hơn ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau: Ở nhiệt độ 24 độ C thì tôm bắt đầu đi phân ra ngoài 105 phút sau khi ăn và ở điều kiện nhiệt độ 34 độ C tôm bắt đầu đi phân ra ngoài 35 phút sau khi ăn. Toàn bộ kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng bên dưới.


9021437712_a2b0466755_o.jpg

 

THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM TẠI AO NUÔI

 

Thí nghiệm tại ao nuôi được tiến hành tại trang trại Golden Sun – Maoning, Guangdong, Trung Quốc trong suốt mùa hè và mùa thu năm 2010.


 

Thí nghiệm được thực hiện trong 08 ao nuôi, diện tích 0,25 ha/ao với mật độ thả 150 con/mét vuông và việc khảo sát đánh giá tiêu thụ thức ăn chỉ được bắt đầu ở giai đoạn tôm bắt đầu ăn mạnh (trọng lượng bình quân 6 gam/con, lượng cho ăn/ngày là 3,5% trọng lượng thân) và giai đoạn cuối vụ nuôi (kích cỡ tôm vào khoảng 14 gam/con, lượng cho ăn hàng ngày là 2,5% trọng lượng thân). Chỉ có 04 % lượng thức ăn hàng ngày được đặt vào vó.

 

Các cữ cho ăn hàng ngày được thực hiện lúc 06 giờ, 10 giờ, 15 giờ và 18 giờ ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ được ghi nhận trước mỗi cữ cho ăn. Thời gian kiểm tra vó là từ 01 – 03 giờ sau khi cho ăn.

 

Kết quả thí nghiệm như bảng bên dưới:


9019279279_caca4032e6_o.jpg

 

CHO ĂN Ở ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ CAO

 

Vào mùa hè, quan sát thấy rằng cho ăn ở điều kiện nhiệt độ 32 độ C có thể làm gia tăng quá mức sự phát triển của tảo, điều này xáy ra có thể do hàm lượng dinh dưỡng giải phóng từ thức ăn và sự tích tụ cao của vật chất hữu cơ ở đáy ao. Hậu quả là một lượng lớn tảo chết sẽ tích tụ ở bề mặt ao nuôi. Tình trạng này càng trở nên nguy hiểm hơn nếu tăng thức ăn quá mức tạo điều kiện cho các chất độc như nitrit xuất hiện, vibrio cũng như các mầm bệnh khác gia tăng nhanh chóng là nguyên nhân gây chết tôm hàng loạt.

 

Cần lưu ý rằng ở các ao nuôi không tiến hành thí nghiệm (trong mùa hè) cho ăn 03 lần/ngày thì cho kết quả tốt hơn ao cho ăn 04 lần/ngày về tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn, có lẽ nguyên nhân là do cắt cử cho ăn lúc 03 giờ - tại thời điểm mà nhiệt độ đạt đỉnh 32 độ C. Với lượng thức ăn cho ít hơn, điều kiện ao hồ được cải thiện và qua đó tỷ lệ sống được nâng cao.

 

QUAN ĐIỂM

 

Các chuyên gia dinh dưỡng tại trường đại học Kasesart thấy rằng, điều kiện nhiệt độ lý tưởng cho khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của tôm chân trắng vào khoảng 29 – 31 độ C, điều này trùng khớp với các khoảng hệ số chuyển hóa thức ăn trong các thí nghiệm. Theo kết quả thí nghiệm đã được mô tả ở trên, tiêu hóa thức ăn ở nhiệt độ 24 – 28 độ C mất từ 03 – 04 giờ, điều này cho thấy thời gian giữa hai lần cho ăn nên vào khoảng 05 – 06 giờ để tôm nuôi có thể tiêu hóa hoàn toàn lượng thức ăn.

 

Mặt khác, ở điều kiện nhiệt độ từ 32 độ C trở lên, sức ăn sẽ tăng lên và như thế lượng thức ăn cần thiết cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu như thế thì sẽ tạo điều kiện cho việc tích lũy vật chất hữu cơ trong ao, tảo phát triển dày đặc, vi sinh vật gây hại phát triển mạnh. Tốt nhất là cần tránh cho tôm ăn ở điều kiện nhiệt độ nước cao (từ 32 độ C trở lên) để có thể cải thiện các điện kiện ao nuôi, qua đó giảm thiểu rủi ro và gặt hái một mùa vụ thành công.

 

Lược dịch bởi: KS. NGUYỄN THÀNH QUANG THUẬN - VPAS JSC

 

Bài viết của Tiến sỹ Carlos A.Ching – Giám đốc hỗ trợ kỹ thuật – Nicovita – AliCorp SAA và Tiến sỹ Chalor Limsuwan – Trường Đại học Kasesart – Thailand.
 

Nguồn: The Global Aquaculture Advocate – Tháng 5-6/2012