Organicid - Không chỉ thay thế kháng sinh

Organicid - Không chỉ thay thế kháng sinh

ORGANICID dễ hấp thu, hấp thu nhanh và cung cấp nhiều năng lượng. Nó cũng giúp bảo vệ tế bào bên ngoài lẫn lớp niêm mạc bên trong ruột, chính vì vậy ORGANICID không làm “mỏng ruột” như các sản phẩm acid hữu cơ khác.

TỔNG QUAN

 

Hầu như tất cả các nghiên cứu về acid hữu cơ và khuyến cáo sử dụng trong ngành thủy sản đều tập trung vào việc xem chúng như là thành phần phụ gia có nhiều chức năng hữu ích cho vật nuôi trong sản xuất thức ăn.

 

Mặc dù vậy, việc đưa acid hữu cơ vào thức ăn trong quá trình sản xuất không hề dễ dàng vì nhiều trở ngại, chẳng hạn như tính chất ăn mòn và dễ bay hơi dẫn đến khả năng gây ra thiệt hại cho thiết bị, thất thoát trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, các acid hữu cơ có mùi khó chịu và tồn tại lâu trong môi trường làm việc vì vậy rất khó để vệ sinh và ảnh hưởng đến công nhân tham gia sản xuất.

 

Để khắc phục bớt tính ăn mòn, các acid hữu cơ sẽ được dùng ở dạng muối (chẳng hạn như acid propionic ở dạng muối là propionate), nhưng lúc này, tính acid nguyên thủy cùng với các tính năng tuyệt vời của nó cũng giảm sút. Bên cạnh đó, quá trình gia nhiệt cũng có thể biến acid hữu cơ thành một hợp chất hoàn toàn khác và không còn gì tính chất hữu ích của một acid hữu cơ nữa.

 

Chức năng quan trọng nhất của các acid hữu cơ là khả năng kháng khuẩn, kích thích hệ thống miễn dịch (bao gồm hệ thống miễn dịch không đặc hiệu trên tôm) và hoạt hóa các enzyme tiêu hóa. Chúng cũng giúp tăng cường khả năng hấp thu khoáng chất, ngoài ra các acid hữu cơ được quan tâm nhiều vì chúng cũng có giá trị dinh dưỡng và là nguồn cung giàu năng lượng.

 

 

Hình 1 - Acid hữu cơ có thể giúp tăng cường tỷ lệ sống nhờ vào khả năng kháng khuẩn cao

 

Các lợi ích khi dùng acid hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản bao gồm:

 

- Tỷ lệ sống tăng do khả năng kháng khuẩn.

- Tăng khả năng hấp thu đạm trong thức ăn.

- Cải thiện khả năng đáp ứng miễn dịch với bệnh tật.

- Giảm sử dụng kháng sinh trong qui trình nuôi.

 

TRỘN VỚI THỨC ĂN TẠI TRANG TRẠI NUÔI TÔM

 

Tại Việt Nam, ứng dụng acid hữu cơ trong khẩu phần ăn của tôm tại ao nuôi được triển khai từ vài năm trước. Kể từ đó, acid hữu cơ đã chứng minh được hiệu quả của nó trong ứng dụng giải quyết các vấn đề đường ruột, bao gồm cả bệnh phân trắng.

 

 

Hình 2 - Acid hữu cơ là thành phần không thể thiếu trong phác đồ điều trị bệnh phân trắng

 

Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, acid hữu cơ cũng mang lại vài bất lợi nho nhỏ, chẳng hạn như người nuôi nhận thấy “đường ruột trở nên mỏng” nếu dùng liều cao hoặc tôm cá bắt mồi kém vì acid hữu cơ làm giảm mùi thức ăn gây khó khăn cho tôm trong việc cảm nhận thức ăn bằng râu.

 

Có nhiều loại acid hữu cơ khác nhau, mặc dù tính năng chung của chúng như đã trình bày ở trên là tương tự, nhưng hiệu quả là rất khác biệt tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (xem thêm bài phân tích chi tiết Acid hữu cơ ứng dụng trong thủy sản).

 

LỰA CHỌN ORGANICID?

 

ORGANICID là sản phẩm hỗn hợp 4 loại acid hữu cơ mạch trung bình (gọi tắt là các MCFA - Medium Chain Fatty Acid), ngoài tác dụng kháng khuẩn cao nhất so với các acid hữu cơ khác (do có chỉ số pKa cao nhất) nó còn đặc biệt hiệu quả vì tuân theo nguyên tắc khuyến cáo của các nhà khoa học: một hỗn hợp acid hữu cơ gồm ít nhất 03 loại sẽ mang lại tác dụng hữu hiệu nhất. Bên cạnh đó, ORGANICID là một hỗn hợp thuần acid hữu cơ nguyên chất mà không phải là các dạng muối ít tác dụng hơn như đã nói ở trên.

 

Không như các loại acid hữu cơ mạch ngắn có tác dụng trên giới hạn trên một đoạn ruột trong hệ tiêu hóa, các MCFA trong ORGANICID hoạt động tốt trên toàn hệ tiêu hóa gồm hệ gan tụy, ruột trước, ruột giữa, ruột sau và dạ dày.  

 

 

Hình 3 - Organicid chứa hỗn hợp cân bằng các MFCA là sản phẩm cần thiết trong nuôi thủy sản

 

Ngoài khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, nhanh chóng, ORGANICID cũng có tác dụng nhất định với virus và nấm trong thức ăn - một trong những nguyên nhân gây bệnh phân trắng và tổn hại gan tụy) – nếu như thức ăn không được bảo quản tốt hoặc không xử lý tốt nguyên liệu đầu vào. Các MCFA cũng có tác dụng điều trị tình trạng viêm ruột và rối loạn tiêu hóa (ruột lỏng bỏng, phân sống, phân lỏng, sưng ruột…).

 

ORGANICID dễ hấp thu, hấp thu nhanh và cung cấp nhiều năng lượng. Nó cũng giúp bảo vệ tế bào bên ngoài lẫn lớp niêm mạc bên trong ruột, chính vì vậy ORGANICID không làm “mỏng ruột” như các sản phẩm acid hữu cơ khác.

 

Khác với kháng sinh diệt khuẩn không chọn lọc (diệt cả vi khuẩn có hại lẫn vi sinh vật hữu ích trong đường ruột), ORGANICID có thể cân bằng và thúc đẩy sự hiện diện của nhóm vi sinh có lợi tạo điều kiện cho các vi sinh vật sống bổ sung thêm chiếm ưu thế trong đường ruột.

 

Dùng ORGANICID hàng ngày trong khẩu phần ăn của tôm hoặc định kỳ như cách dùng kháng sinh phòng bệnh hiện nay trong 60 ngày đầu mang lại lợi ích kép:

 

- Phòng bệnh hiệu quả.

- Phát huy hiệu quả chữa trị của kháng sinh cao nhất vì không có hiện tượng lờn kháng sinh do dùng thường xuyên như trước đây.

 

ORGANICID cũng không gây ra tình trạng chậm tăng trưởng sau khi chữa bệnh phân trắng trong phác đồ mà nó còn giúp đường ruột trở nên mạnh khỏe hơn.

 

 

Hình 4 - ORGANICID đặc biệt hiệu quả trong giải quyết các vấn đề liên quan đến đường ruột tôm

 

NHỮNG CHÚ Ý KHI DÙNG ORGANICID

 

- Khi dùng chữa trị bệnh phân trắng cần tuân thủ phác đồ (xem tại đây)

- Không dùng liều quá cao (trên 10 gam/kg thức ăn) vì có thể làm giảm tính thèm ăn của tôm nhất thời. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng liều cao liên tục cần trộn chung với PEKINES để kích thích tính thèm ăn.

- Luôn bổ sung lại vi sinh vật hữu ích (RESCUEVIGONE) liều cao sau các cữ trị bệnh (10 – 20 gam hoặc ml/kg thức ăn).

- Dùng định kỳ hàng ngày để phòng bệnh giai đoạn 60 ngày đầu với liều tối đa 5 gam/kg thức ăn.

- Có thể phối hợp kháng sinh xen kẽ hàng ngày khi trị bệnh.

- Luôn trộn kỹ, để ráo ít nhất 30 phút để hạn chế thất thoát.

 

Dùng nước ấm để hòa tan ORGANICID hoàn toàn và nhanh chóng thay vì dùng nước sạch bình thường để tránh vón và tan không hoàn toàn.

 

Bài viết được thực hiện bởiKS Nguyễn Thành Quang Thuận - VPAS JSC