Axit hữu cơ ứng dụng trong thủy sản

Axit hữu cơ ứng dụng trong thủy sản

Trong nhiều năm gần đây, người nuôi tôm đã biết đến các sản phẩm thương mại có thành phần chính là các axit hữu cơ (organic acid). Tuy nhiên, để hiểu biết đầy đủ về các axit hữu cơ và các ứng dụng của nó thì hiện đang có rất ít thông tin dễ hiểu để truyền tải đến cho người nuôi.

Trong nhiều năm gần đây, người nuôi tôm đã biết đến các sản phẩm thương mại có thành phần chính là các axit hữu cơ (organic acid). Tuy nhiên, để hiểu biết đầy đủ về các axit hữu cơ và các ứng dụng của nó thì hiện đang có rất ít thông tin dễ hiểu để truyền tải đến cho người nuôi.

 

Bài viết sau đây cung cấp một số kiến thức về axit hữu cơ (còn gọi là axit béo) cho người nuôi và các thành phần liên quan đến nghề nuôi thủy sản.

 

PHÂN LOẠI AXIT BÉO

 

Các axit không hoàn toàn giống nhau, tương tự vậy, các axit hữu cơ cũng không hoàn toàn giống nhau. Bảng bên dưới cho thấy bức tranh tổng thể về phân loại axit béo.

 

 

 

Trong hình trên, dễ thấy rằng nhóm axit béo Monocarboylic là nhóm được sử dụng nhiều nhất trong ngành thủy sản thời gian qua. Trong đó các axit béo mạch ngắn (viết tắt là SCFA - Short Chain Fatty Acid) là các axit có dưới 6 carbon trong cấu trúc phân tử. Các axit béo mạch trung bình (viết tắt là MCFA - Medium Chain Fatty Acid) là các axit mà cấu trúc phân tử cú chúng có chứa từ 6 - 12 carbon.

 

Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng các axit béo hoàn toàn giống nhau về tính chất và công dụng. Bạn có thể xem tóm tắt về phân nhóm chúng dưới đây:

 

1. Nhóm 1 gồm những axit đóng vai trò như "tác nhân làm sạch thức ăn" cho động vật nuôi, chúng hạn chế sự phát triển của nấm men, nấm mốc trong thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn. Các axit trong nhóm này là axit propionic axit sorbic.


2. Nhóm axit có tác dụng làm giảm pH trong dạ dày và cải thiện khả năng tiêu hóa. Đại diện cơ bản của nhóm này là axit fumaric, axit formic, axit lactic...
 

3. Nhóm axit có tác dụng kháng khuẩn trực tiếp. Việc giảm vi khuẩn gây bệnh trong dạ dày và ruột sẽ dẫn đến giảm tỷ lệ các bệnh đường ruột do vi khuẩn. Chúng cũng có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện sức khỏe nói chung. Nhóm này đặc biệt quan trọng trong vai trò thay thế kháng sinh hiện nay đang bị lạm dụng trong nuôi trồng thủy sản. Những ví dụ về các axit kháng khuẩn là axit butyric, axit capric, caprylic, axit lauric,...gọi chung là các MCFA .

 

KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA CÁC AXIT BÉO

 

Để xác định khả năng chống lại vi khuẩn của axit béo, cần xem xét hai chỉ số sau đây của chúng. Mỗi axit béo có hai chỉ số quan trọng là pKa và HLB (hydrophilic-lipophilic balance - chỉ số cân bằng).

 

- Giá trị pKa: Xác định khả năng axit tiếp cận vi khuẩn

 

- HLB: Xác định khả năng gây bất ổn màng tế bào của vi khuẩn.

 

Một axit béo có hiệu quả diệt khuẩn cao thì có pKa cao và HLB tối ưu. Sự khác biệt giữa pKa và pH trong dạ dày và ruột càng lớn thì hiệu quả kháng khuẩn càng lớn. Các MCFA có giá trị pKa cao nhất, vì vậy chúng sẽ có tác dụng kháng khuẩn tốt hơn. Bảng bên dưới so sánh pKa của các axit béo.

 

 

MCFA LÀ TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH THỦY SẢN?

 

MCFA cung cấp năng lượng cho ruột, cải thiện hình thái của ruột bao gồm cả cải thiện chiều dài các nhung mao (cơ quan hấp thu dưỡng chất trên ruột). 
 

MCFA cũng là nguồn năng lượng cho các vi khuẩn có lợi, Vì vậy mà bên trong đường ruột tôm cá là môi trường tốt, ít sự hiện diện và độc tính của của vi khuẩn gây bệnh. MCFA cũng được biết đến có khả năng chống lại virus nhất định bằng cách tác động lên màng tế bào virus, vì vậy mà hạn chế khả năng lan truyền của virus trong ao hồ.

 

GIẢM SỬ DỤNG KHÁNG SINH
 

Thực trạng nghề nuôi thủy sản hiện nay là có nhiều trường hợp sử dụng kháng sinh để phòng các bệnh chết sớm nguy hiểm gây mất mùa (mặc dù kháng sinh không phải là một tác nhân phòng bệnh, nó dùng để chữa bệnh). Người nuôi biết rõ việc sử dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng lờn thuốc, tạo ra các dòng vi khuẩn mới với độc lực mạnh hơn hoặc khó tiêu diệt hơn, có nguy cơ làm giảm giá trị tôm cá thu hoạch do vấn đề dư lượng và không thể chữ bệnh được cho tôm cá nếu chúng bị bệnh thực sự.

 

MCFA mặc dù không thay thế cho một loại kháng sinh cụ thể nào nhưng có thể hoàn toàn sử dụng chúng định kỳ thay thế kháng sinh trong phòng bệnh (ít nhất trong 45 - 60 ngày đầu thả nuôi). MCFA mang lại nhiều lợi ích hơn so với kháng sinh và có giá thành rẻ hơn so với kháng sinh, chúng cũng không gây nên tình trạng lờn thuốc.

 

Xem thêm video về "Kháng kháng sinh", và "Nguyên nhân vi khuẩn kháng thuốc" trên trang VIDEO của trang web này hoặc click vào các tiêu đề trên.

 

Bài viết được thực hiện bởi: KS NGUYỄN THÀNH QUANG THUẬN - VPAS JSC

 

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.ecovet.com.vn/

2. https://www.efeedlink.com/