
Nuôi ghép cá rô phi và tôm - thực hiện được không?
Mặc dù cá rô phi và tôm hiếm khi sống cùng nhau trong tự nhiên nhưng khi nuôi trong ao hồ, việc này có thể thực hiện được. Điều này là do dựa trên các môi đặc tính sinh thái tương ứng của chúng. Ví dụ, tôm có xu hướng ở gần đáy ao, trong khi cá rô phi sống ở tầng mặt. Tôm thẻ chân trắng và cá rô phi đều thích nghi với nhiều độ mặn khác nhau. Chúng cũng tương đối chịu đựng được sự thay đổi nhanh chóng của chất lượng nước.
Tập tính ăn của cá rô phi
Trong tự nhiên, cá rô phi là loài ăn tạp. Khi còn nhỏ chúng ăn thực vật, tảo, vi khuẩn. Khi phát triển, chúng cũng trở nên hiệu quả hơn với hình thức ăn lọc thực vật phù du và các loài động vật nhỏ khác dùng động vật phù du làm thức ăn. Trong các trang trại nuôi thâm canh cá rô phi sử dụng thức ăn viên và chúng cũng ăn tảo bám trên các bề mặt cứng.
Tập tính ăn của tôm
Trong tự nhiên, ban đầu tôm nhỏ ăn thực vật phù du, sau đó ăn động vật phù du ở giai đoạn ấu trùng. Hành vi tự nhiên của chúng là tìm kiếm thức ăn ở nền đáy như thực vật và động vật đang phân hủy. Tôm cũng ăn những mảnh vỡ hữu cơ, ăn mòn tảo và vi khuẩn. Trong điều kiện nuôi, tôm ăn thức ăn viên và các sản phẩm tự nhiên trong ao. Tôm có thể được nuôi trong các hệ thống ít thay nước, tận dụng lợi thế của khả năng tự nhiên của chúng để phát triển mạnh trong điều kiện có lượng vi khuẩn có lợi cao, miễn là mức oxy hòa tan và các yếu tố môi trường khác được duy trì tốt thì tôm phát triển tốt.
Các loại hình nuôi ghép
Có nhiều mô hình nuôi kết hợp cá rô phi và tôm. Trong nuôi kết hợp hai mô hình cá tôm riêng biệt trong hai ao khác nhau, nước được chuyển từ ao nuôi cá rô phi sang ao nuôi tôm hoặc ngược lại. Trong trường hợp này, các ao nuôi được quản lý một cách độc lập, sử dụng loại thức ăn và lịch thu hoạch khác nhau, thậm chí khác nhau cả độ mặn.
Ngoài ra còn có các phương pháp luân canh xen kẽ cá rô phi và tôm trong cùng ao hoặc nuôi cá rô phi trong lồng đặt trong ao tôm. Trong một trang trại nuôi ghép lớn, cá rô phi có thể lọc thức ăn thực vật phù du và động vật phù du ở tầng trên trong khi tôm ăn ở đáy ao từ chất thải của cá rô phi và tảo.
Trong trang trại thâm canh sử dụng thức ăn viên, cá rô phi được cung cấp thức ăn viên nổi trong khi tôm không cần cho ăn và được nuôi với mật độ thấp hơn để tận dụng thức ăn dư thừa và chất thải từ cá rô phi.
Nuôi ghép cá rô phi và tôm (kể cả tôm càng xanh) làm giảm năng suất thu hoạch tôm so với nuôi đơn canh nhưng lại tăng tổng sản lượng cá và tôm.
Giảm ảnh hưởng của bệnh
Cá rô phi không nhạy cảm với hoặc mang mầm bệnh virus tôm. Cá rô phi cũng ăn các loài giáp xác nhỏ trong ao nuôi tôm, những loài giáp xác này là các yếu tố lan truyền bệnh tôm. Nuôi cá rô phi trực tiếp trong ao hoặc nuôi xen kẽ vụ cá vụ tôm có thể là cách hiệu quả để làm giảm tình trạng bệnh dịch với tôm và loại bỏ mầm bệnh tôm tích lũy trong ao.
Vibrio và hầu hết các mầm bệnh vi khuẩn khác phổ biến trong nuôi tôm đều là vi khuẩn gram âm, trong khi nước được sử dụng nuôi cá có xu hướng chiếm ưu thế bởi vi khuẩn gram dương. Sử dụng nước từ ao cá để nuôi tôm cũng là cách làm giảm bệnh trong các ao nuôi tôm.
Người ta ghi nhận sản lượng tôm tăng nhờ có khả năng sống sót cao hơn trong hệ thống nuôi ghép. Tuy nhiên cũng cần lưu ý mật độ nuôi ghép chung tôm với cá rô phi với đối tượng tôm là vật nuôi chính vì cá rô phi làm xáo trộn nền đáy nhiều hơn tôm và các cũng bài tiết ni tơ nhiều hơn, có thể dẫn đến tích lũy khí độc quá mức gây ảnh hưởng đến tôm. Nuôi ghép cá rô phi với tôm ở mật độ cao cũng dễ làm phát sinh tảo độc vì sự phú dưỡng hóa ao hồ do cá rô phí bài tiết rất nhiều.
Thu hoạch ao khi nuôi ghép chung cũng gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian và yêu cầu phải phân loại thủ công. Bắt cá rô phi trước khi thu hoạch tôm cũng rất cực vì không phải dễ dàng đánh bắt chúng.
- Cá rô phi có thể giúp kiểm soát EMS trong ao tôm
- Sử dụng Bacillus amyloliquefaciens để xử lý nước nuôi trồng thủy sản
- Tối ưu hóa khẩu phần cho tôm nuôi trong điều kiện độ mặn thấp
- Omega-3 trong cá rô ngọc nuôi có thực sự cao hay không?
- Aflatoxin và mycotoxin là gì?
- Liệu các gốc tự do (ROS) có nên tự do?
- (2) Các quyết định quan trọng trong việc thu hoạch và đóng gói tôm
- Đặc tính sinh học của Bacillus subtilis