Tối ưu hóa khẩu phần cho tôm nuôi trong điều kiện độ mặn thấp

Tối ưu hóa khẩu phần cho tôm nuôi trong điều kiện độ mặn thấp

Vì sao việc tối ưu hóa các thành phần và tỷ lệ của các ion trong thức ăn cho tôm nuôi trong điều kiện độ mặn thấp lại rất quan trọng?

Khoáng chất có nhiều chức năng sinh lý quan trọng ngoài ra chúng còn cần thiết cho việc duy trì áp suất thẩm thấu, điều chỉnh pH…. Chúng cũng là thành phần quan trọng của vỏ tôm, cơ thịt, enzyme, vitamin, hormone, sắc tố, và sự co cơ cũng như truyền các xung thần kinh (Piedad-Pascual 1989).

 

Thành phần các ion nói chung có tác động lớn đến sức khỏe của tôm hơn là độ mặn (Davis và cộng sự 2004). Natri (Na) và kali (K) quan trọng đối với chức năng điều hòa thẩm thấu, canxi (Ca) và magiê (Mg) rất quan trọng đối với quá trình lột xác và hình thành vỏ mới (Samocha và cộng sự 2017).

 

Vì vậy việc nuôi tôm ở những vùng có độ mặn thấp, đặc biệt trong nước ngọt hoàn toàn thì người nuôi phải đối mặt với một số thách thức. Thành phần ion của những vùng nước này thường thiếu một số khoáng chất quan trọng, bao gồm kali (K+) và magiê (Mg2+). Nồng độ Mg: Ca cần được duy trì ở tỷ lệ 3: 1 để tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và sản lượng tốt hơn (Aruna 2017).

 

Nói chung, mức độ khoáng chất trong nước ao có độ mặn thấp phải tương đương với mức độ và tỷ lệ ion có trong nước biển. Việc bổ sung các khoáng chất quan trọng có thể bị cạn kiệt do sự hấp thụ của đáy ao, sự rửa trôi, sự thoát nước của ao, hoặc bị pha loãng bởi mưa lớn. Vì vậy mà cần phải thường xuyên kiểm tra thành phần các ion trong nước ao nuôi để có thể bổ sung kịp thời.

 

Thành phần ion tối ưu là gì?

 

Tỷ lệ Na: K và Mg: Ca tốt nhất nên tương ứng là 28: 1 và 3,4: 1 (tỷ lệ khối lượng được biểu thị bằng g/L hoặc mg/L). Tỷ lệ ion Ca: K khoảng 1: 1 trong nước biển, cũng nên được duy trì trong nước có độ mặn thấp (Suguna 2020). Tương tự, tỷ lệ Mg: Ca: K phải gần 3: 1: 1 (tỷ lệ khối lượng) và tỷ lệ Cl: Na: Mg gần với 14: 8: 1 (tỷ lệ khối lượng).

 

Khi các tỷ lệ ion này được duy trì, nước có độ mặn thấp sẽ thích hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng, miễn là mức canxi cao (> 30 mg/L) và độ kiềm trên 75 mg/L. Nước có độ mặn thấp có thể được bổ sung thêm kali và magiê để việc nuôi tôm thẻ chân trắng trở nên thuận lợi hơn.

 

Bảng nhu cầu khoáng chất của tôm và cá theo tài liệu Nutrients Requirements - NRC -The National Academies Press (2011), Chương 8 – Các khoáng chất.

 

 

Samocha và cộng sự (2017) đã mô tả thành phần ion và tỷ lệ của chúng trong nước biển (34 phần ngàn) như một tài liệu tham khảo để giúp người nuôi có thể giữ tỷ lệ khoáng chất tương tự ở các vùng nước có độ mặn thấp hơn như bảng bên dưới.

 

 

Người ta hiểu rằng tỷ lệ các khoáng chất trong nước ở độ mặn thấp là rất quan trọng cho sự sống và phát triển của tôm. Theo Boyd, tôm sẽ khó lột xác nếu tổng độ kiềm nhỏ hơn 50 mg/l (tương đương 61 ml/l bicarbonate).

 

Năm 2002, Boyd mô tả một bảng các yếu tố để tính nồng độ tối thiểu của các ion quan trọng bằng cách nhân hệ số của ion với độ mặn (ppt) của nước có độ mặn thấp để thu được nồng độ tối thiểu của các ion quan trọng. Ví dụ trong bảng bên dưới là dành cho nước có độ mặn thấp là 5 ppt.

 

 

(*) Hệ số có thể nhân với độ mặn để được nồng độ các ion có thể chấp nhận được.

 

(**) Không được thấp hơn 75 mg/L tổng độ kiềm, tương đương 92 mg/L bicarbonate.

 

Theo các điểm đã nêu ở trên, người nuôi tôm - đặc biệt là những người nuôi tôm trong các hệ thống có độ mặn thấp - nên đảm bảo chế độ ăn phù hợp với điều kiện nước của họ. Điều này sẽ cải thiện sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm và tăng lợi nhuận của trang trại.

 

Theo: https://thefishsite.com