
Cá rô phi có thể giúp kiểm soát EMS trong ao tôm
Một số báo cáo trước đây đã chỉ ra rằng các phương pháp tiếp cận không dùng kháng sinh như nuôi ghép và hệ thống biofloc có thể làm giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại các trang trại nuôi tôm. Nuôi ghép với cá rô phi đã được biết là mang lại một số tác dụng có lợi trong việc kiểm soát vi khuẩn phát sáng - Vibrio harveyi - ảnh hưởng đến tôm. Vì V. parahaemolyticus, một chủng độc lực gây ra hội chứng chết sớm (EMS), có liên quan chặt chẽ với V. harveyi, nên việc nuôi ghép cá rô phi với tôm có thể mang lại tác dụng tương tự chống lại bệnh do loài vi khuẩn này.
Các thử nghiệm được thực hiện tại các vùng nuôi tôm của Việt Nam nơi mà bệnh AHPND lưu hành đã cho thấy khả năng sống sót tốt hơn của tôm nuôi trong các hệ thống nuôi ghép.
PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã được tiến hành tại Đại học Arizona để xác định tác động của cá rô phi trong việc kiểm soát nhiễm trùng và tử vong ở tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương, Litopenaeus vannamei, do chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh. Năm phương pháp điều trị với ba lần lặp lại đã được sử dụng.
- Nghiệm thức A là đối chứng âm với các bể nuôi được chuẩn bị mà không có cá rô phi trong 14 ngày trước khi thả tôm và không gây cảm nhiễm AHPND.
- Nghiệm thức B là các bể nuôi cá rô phi Oreochromis niloticus trong 14 ngày, sau đó cá rô phi được loại bỏ trước khi thả tôm và gây cảm nhiễm AHPN sau đó.
- Nghiệm thức C: bể được chuẩn bị nuôi cá rô phi trong 14 ngày, sau đó cá rô phi được đưa vào lồng treo bên trong mỗi bể nuôi trước khi thả tôm và gây cảm nhiễm AHPN sau đó.
- Nghiệm thức D sử dụng các bể được chuẩn bị trong 14 ngày không có cá rô phi trước khi thả tôm và cảm nhiễm AHPND sau đó.
- Nghiệm thức E là đối chứng dương với các bể chứa có độ mặn 20 ppt được chuẩn bị một ngày trước khi thả tôm và sau đó cảm nhiễm AHPND.
KẾT QUẢ
-Mười ngày sau khi bổ sung vi khuẩn AHPN vào các thử nghiệm cảm nhiễm, tỷ lệ sống sót khác nhau đáng kể giữa các phương pháp điều trị. Tỷ lệ sống của nghiệm thức A, B, C, D và E lần lượt là 97,78%, 91,11%, 6,67%, 20,00% và 0%.
- Tỷ lệ sống cao ở nghiệm thức A cho thấy điều kiện thí nghiệm phù hợp với khả năng sống sót của tôm. Trong khi đó, tỷ lệ sống sót bằng 0 ở đối chứng dương cho thấy khả năng gây bệnh cao của chủng vi khuẩn được sử dụng trong nghiên cứu.
- Số lượng vi khuẩn trong các mẫu nước cho thấy sự sụt giảm đáng kể ở các phương pháp xử lý B, C và D. Ngược lại, mật độ vi khuẩn ở nghiệm thức đối chứng dương cho thấy sự phát triển rõ rệt của vi khuẩn gây AHPND. Điều này chỉ ra rằng các cộng đồng sinh vật bản địa trong nước có thể tương tác với vi khuẩn AHPN và sự lây nhiễm do chủng này gây ra.
Nghiên cứu cho thấy rằng việc áp dụng các biện pháp thực hành như sử dụng cá rô phi trong cácao chứa nước của trang trại nuôi tôm để tạo ra sự nở hoa của tảo và vi khuẩn có lợi trong nước trước khi cấp vào ao nuôi có thể thúc đẩy quần thể sinh vật cân bằng, khỏe mạnh trong nước ao, và có thể mang lại tác dụng có lợi trong việc kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.
THẢO LUẬN
Bệnh Vibriosis gây ra bởi vi khuẩn phát sáng đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong nuôi tôm. Một số biện pháp canh tác tận dụng công nghệ “nước xanh” trong đó nước xanh được tạo ra bởi cá rô phi có thể giảm thiểu bệnh vibriosis sáng do Vibrio harveyi gây ra ở tôm sú. Các công trình tiếp theo làm sáng tỏ phương thức hoạt động của công nghệ nước xanh đã phát hiện ra rằng một số chủng vi khuẩn bản địa và tảo trong nước xanh có khả năng ức chế sự phát triển của V. harveyi, giải thích phương thức hoạt động của công nghệ nước xanh hoặc công nghệ nuôi ghép.
QUAN ĐIỂM
Nghiên cứu bước đầu chứng minh rằng quần thể sinh vật do cá rô phi hoặc các bước chuẩn bị bể nuôi có thể làm giảm số lượng vi khuẩn AHPN trong nước, do đó làm chậm (hoặc giảm) tỷ lệ tử vong ở tôm bị nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, sự phát triển vượt bậc của tảo có thể tạo ra những tác động không mong muốn do hiện tượng phú dưỡng và nguồn dinh dưỡng từ tảo chết có thể mang lại lợi ích cho vi khuẩn AHPN.
Ngoài ra, nếu không có sự cạnh tranh từ quần thể sinh vật bản địa, AHPN V. parahaemolyticus có thể nhân lên trong nước tới mức có thể gây nhiễm trùng. Những phát hiện này đã giúp giải thích một quan sát cho thấy AHPN thường bị ảnh hưởng bởi các ao không có tảo hoặc trong đó tảo nở hoa quá mức hoặc tảo tàn.
Theo: Loc H. Tran, Ph.D., School of Animal and Comparative Biomedical Sciences, Department of Soil, Water and Environmental Sciences, University of Arizona, 1401 East University Boulevard, Tucson, Arizona 85721 USA, thuuloc@email.arizona.edu; Kevin M. Fitzsimmons, Ph.D, Department of Soil, Water and Environmental Sciences University of Arizona; Donald V. Lightner, Ph.D, School of Animal and Comparative, Biomedical Sciences, University of Arizona
- Nuôi ghép cá rô phi và tôm - thực hiện được không?
- Sử dụng Bacillus amyloliquefaciens để xử lý nước nuôi trồng thủy sản
- Tối ưu hóa khẩu phần cho tôm nuôi trong điều kiện độ mặn thấp
- Omega-3 trong cá rô ngọc nuôi có thực sự cao hay không?
- Aflatoxin và mycotoxin là gì?
- Liệu các gốc tự do (ROS) có nên tự do?
- (2) Các quyết định quan trọng trong việc thu hoạch và đóng gói tôm
- Đặc tính sinh học của Bacillus subtilis