Lộ trình mới cho nuôi tôm bền vững

Lộ trình mới cho nuôi tôm bền vững

Kế hoạch chi tiết của tổ chức về chuỗi cung ứng tôm tương lai là một thách thức đối với các doanh nghiệp mua, bán, sản xuất hoặc thu lợi từ tôm nuôi phải đạt được những điều sau đây vào năm 2025

Các hướng dẫn mới nhằm đảm bảo thực hành xã hội và môi trường tốt hơn trong chuỗi cung ứng tôm nuôi toàn cầu đã được WWF công bố hôm nay (WWF là tên viết tắt của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên hay còn biết với các tên gọi Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới hay Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Toàn Cầu. Tên đầy đủ tiếng anh là World Wide Fund For Nature. Tiền thân là Quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới – World Wildlife Fund. Đây là một tổ chức phi chính phủ quốc tế đầu tiên hoạt động ở Việt Nam – Theo vietnamforestry.org.vn).

 

Kế hoạch chi tiết của tổ chức về chuỗi cung ứng tôm tương lai là một thách thức đối với các doanh nghiệp mua, bán, sản xuất hoặc thu lợi từ tôm nuôi phải đạt được những điều sau đây vào năm 2025:

 

- Đảm bảo truy xuất nguồn gốc của tôm nuôi và các thành phần thức ăn được sử dụng để sản xuất những con tôm đó.

- Không chuyển đổi các hệ sinh thái đã cấp sau năm 1999.

- Đạt mức giảm 30% đối với việc sử dụng các nguồn lợi tự nhiên để nuôi tôm bao gồm cả thức ăn của chúng.

- Đảm bảo quyền con người và quyền lao động trong toàn bộ chuỗi giá trị.

- Báo cáo minh bạch để theo dõi toàn bộ tiến trình này là bắt buộc.

 

“Chúng tôi đã vượt qua được khúc quanh học tập về những vấn đề trên. Giờ là lúc để ngành công nghiệp sản xuất, cung ứng tôm cần chứng minh hiệu quả”, ông Mc Nevin – Phó chủ tịch phụ trách nuôi trồng thủy sản của WWF cho biết.

 

“Trong thời gian dài, chúng tôi đã trao trách nhiệm giải trình cho lĩnh vực thực phẩm trong chuỗi cung ứng của họ, điều này đã dẫn đến việc phá hủy một số ít hệ sinh thái tự nhiên còn lại và thực phẩm được sản xuất bằng lao động trẻ em, lao động bắt buộc và lao động cưỡng bức. Đây không thể là tương lai của thực phẩm và không nhất thiết phải như vậy. Ngành công nghiệp tôm nuôi - biểu tượng của rất nhiều mặt hàng thực phẩm khác - có thể đang trên đỉnh của một sự chuyển đổi lớn. Thành công ở đây sẽ cung cấp cho chúng tôi bằng chứng về khái niệm rằng một hệ thống thực phẩm bền vững, có đạo đức là có thể đạt được. ”

 

Trên toàn cầu, tôm là thủy sản được giao dịch có giá trị nhất tính theo khối lượng, chiếm 32 tỷ đô la thương mại hàng năm. Theo WWF, việc thâm canh có kiểm soát mang lại cho ngành nuôi tôm tiềm năng hỗ trợ bền vững nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu về protein động vật bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên hiệu quả hơn, tối đa hóa sản lượng và giảm thiểu đầu vào.

 

Như báo cáo giải thích: “Mặc dù tôm nuôi được coi là một trong những mặt hàng hủy hoại môi trường và xã hội nhất, các tác nhân chính trong ngành gần đây đã đạt được tiến bộ trong việc hợp tác giải quyết các vấn đề trong toàn ngành. Những thách thức và cơ hội đối với tôm nuôi là biểu tượng của nhiều mặt hàng thực phẩm. Do đó, việc chuyển đổi chuỗi cung ứng tôm mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp áp dụng những kiến ​​thức đã học — về nguyên tắc và thực tiễn — vào các mặt hàng khác”

 

“Đầu tư vào tôm nuôi bền vững hơn có thể giúp các công ty chứng tỏ khả năng lãnh đạo và tạo ra kết quả làm thay đổi hướng đi tốt hơn trong tương lai. Giải quyết các vấn đề dai dẳng trong sản xuất tôm không chỉ tốt cho môi trường; nó cũng là giải pháp kinh doanh thông minh.

 

“Trong bối cảnh kinh tế hiện tại của chúng ta, các công ty có cơ hội đáng kể để thể hiện sự tiến bộ và hành động đối với các vấn đề được nêu trong Kế hoạch chi tiết này. Các bước chủ động có thể giảm thiểu rủi ro cho các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn cung và thị trường đáng tin cậy cho con tôm, tăng hiệu quả và cải thiện lợi nhuận trong dài hạn - tất cả những điều trên cũng đồng thời giúp bảo vệ con người và hành tinh.

 


“Đã đến lúc các doanh nghiệp ứng phó với khúc quanh quan trọng này bằng cách đạt đến các mục tiêu và cam kết hướng tới tiến độ thực hiện và trách nhiệm giải trình. Bước thay đổi để chứng minh và định lượng sản lượng tôm được cải thiện theo mục tiêu trên là yêu cầu cấp bách. Điều này có nghĩa là tôm được nuôi và sản xuất theo cách thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các hệ thống có tác dụng giảm thiểu biến đổi khí hậu - đặc biệt là rừng ngập mặn - và cải thiện điều kiện cho người lao động trong toàn bộ chuỗi cung ứng ”.

 

Nguồn: https://thefishsite.com

 

Dịch bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận – VPAS JSC

 

New guidelines that aim to ensure better social and environmental practices in global farmed shrimp supply chains have been published by WWF today.

 

The organisation’s Blueprint for future-proofing shrimp supply chains is a challenge to businesses that buy, sell, produce, or benefit from farmed shrimp to achieve the following by 2025:

 

- Ensure the traceability of their farmed shrimp and the feed ingredients used in the production of those shrimp.

- Do not convert natural ecosystems post-1999 levels.

- Achieve a 30 percent decrease in the use of natural resources required to produce both the shrimp and their feed.

- Secure human and labour rights throughout the value chain.

- Instigate transparent reporting to track progress toward these goals.

 

“We have passed the stage of a learning curve on these topics. It is now time for the industry to demonstrate results,” said Aaron McNevin, vice president of aquaculture, WWF.

 

“For too long we’ve given the food sector a pass on accountability in their supply chains, which has led to the destruction of our few remaining natural ecosystems and food produced with forced, bonded, and child labor. This can’t be the future of food, and it doesn’t have to be. The farmed shrimp industry - emblematic of so many other food commodities - could be on the cusp of a major transformation. Success here will give us proof-of-concept that a sustainable, ethical food system is achievable.”

 

Globally, shrimp is the most valuable traded seafood by volume, representing $32 billion in annual trade. According to WWF, controlled intensification gives shrimp aquaculture the potential to sustainably support the growing global demand for animal protein by using resources more efficiently, maximizing yields and reducing inputs.

 

As the report explains: “Even though farmed shrimp has been characterized as one of the most environmentally and socially destructive commodities, major industry actors have recently made progress working collaboratively to address sector-wide issues. The challenges and opportunities in farmed shrimp are emblematic of many food commodities. Thus, transforming shrimp supply chains offers an opportunity for businesses to apply learnings—in principle and practice—to other commodities,”.

 

“Investing in more sustainably farmed shrimp can help companies demonstrate leadership and produce results that will change the future course for the better. Addressing the persistent issues in shrimp production isn’t just good for the environment; it’s also smart for business.

 

“In our current economic climate, companies have substantial opportunity to show progress and action on the issues outlined in this Blueprint. Proactive steps can de-risk suppliers, ensure reliable supply and markets for shrimp, increase efficiency, and improve profitability over the long-term - all while protecting people and the planet.


“It’s time businesses respond to this critical inflection point by moving beyond targets and commitments towards progress and accountability. A step-change that demonstrates and quantifies improved shrimp production is an immediate requirement. This means producing shrimp in a way that preserves natural resources, protects natural climate mitigation systems - particularly mangrove forests - and improves conditions for workers throughout the supply chain.”