Công nghệ xét nghiệm ADN cầm tay có thể chống lại gian lận thủy sản?

Công nghệ xét nghiệm ADN cầm tay có thể chống lại gian lận thủy sản?

Khi LeeAnn Applewhite bắt đầu phân tích ADN trên các mẫu hải sản thương mại vào năm 2015, 75% trong số đó – bao gồm cá mú, cá hồng, cá da trơn và tôm - đã bị dán nhãn sai.

Mặc dù các con số đã giảm xuống - Applewhite ước tính chỉ 20% sản phẩm thủy sản không được dán nhãn vào năm 2019 - gian lận vẫn là một vấn đề trong ngành.

 

Oceana, một tổ chức phi lợi nhuận đã phát động chiến dịch chống gian lận thủy sản từ một thập kỷ trước, đã báo cáo những con số tương tự: Trong các mẫu được thu thập trong Chương trình Giám sát Nhập khẩu Thủy sản của họ, 1/5 số cá kiểm tra cho thấy bị dán nhãn sai.

 

Tình trạng dán nhãn sai đã giảm nhưng đại dịch đã làm trầm trọng thêm vấn đề.

 

Gian lận phổ biến hơn ở hải sản đánh bắt tự nhiên. Applewhite tin rằng việc gắn nhãn sai bbao gồm cả cố ý và vô ý, nhưng gian lận vẫn ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản. Trên thực tế, một báo cáo từ Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc cho thấy rằng việc thay thế loài khác và ghi nhãn sai đặc biệt khó phát hiện khi cá được chế biến thành các sản phẩm giá trị gia tăng.

 

Một số nhà khai thác lo lắng về vấn đề này đã chuyển sang công nghệ. Vào năm 2019, nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi quốc tế BioMar thông báo họ đã phát triển một test kit DNA để xét nghiệm thành phần biển được sử dụng trong thức ăn nuôi trồng thủy sản của mình.

 

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản đã sử dụng phân tích DNA để kiểm tra thành phần của thức ăn và thức ăn cho cá thương mại cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản và kết luận rằng “cần có các phương pháp phân tử để chứng nhận thức ăn thủy sản cho phép các nhà sản xuất thức ăn cá thể hiện cam kết của họ đối với nuôi trồng thủy sản bền vững”.

 

Công cụ một chạm

 

Xét nghiệm ADN chỉ là một trong những công nghệ giúp phát hiện sự thay thế loài dễ dàng và nhanh chóng hơn. Cải tiến mới nhất là MasSpec Pen. Nghiên cứu cho thấy thiết bị cầm tay, ban đầu được phát triển để chẩn đoán khối u khi tiếp xúc, cũng có thể được sử dụng để xác định các loài cá bằng cách chỉ cần chạm đầu bút vào mẫu.

 

Quá trình này diễn ra trong vòng chưa đầy 15 giây, nhanh hơn 720 lần so với phân tích DNA thông thường được gọi là thử nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) và kết quả chính xác 100% trên các mẫu được thử nghiệm.

 

“Đối với hải sản, chúng tôi đặc biệt vui mừng khi có thể phân loại chính xác cá hồi Đại Tây Dương và cá hồi mắt đen vì những loài cá này là cùng một loài nhưng có môi trường sống khác nhau, và vì cá hồi Đại Tây Dương thường được nuôi trong trang trại, còn cá hồi mắt đen được đánh bắt tự nhiên”, nhà nghiên cứu Abigail Gatmaitan thuộc Đại học Texas tại Austin (Texas, Mỹ) nói với Advocate.

 

Công nghệ này không phải là không có nhược điểm của nó: MasSpec Pen phải được sử dụng với khối phổ kế; các cơ sở thử nghiệm có thể sở hữu các thiết bị thường khá lớn và đắt tiền nhưng trong trường hợp không có máy, các mẫu vẫn cần được gửi đến phòng thí nghiệm để phát hiện gian lận. Quá trình này có thể mất vài ngày.

 

 

Hình của https://www.securingindustry.com

 

Gatmaitan hiện đang nghiên cứu việc kết nối thiết bị với một máy quang phổ khối cầm tay cầm tay, qua đó làm cho công nghệ dễ tiếp cận hơn và mở rộng việc sử dụng cũng như tăng tốc độ nhận dạng loài.

 

Có một vấn đề khác: MasSpec Pen quá mới nên cơ sở dữ liệu hiện tại chỉ giới hạn ở 12 đánh dấu cho các loài cá thông thường, không đủ để xử lý các mẫu có thể đến từ khoảng 30.000 loài, theo Applewhite. Công nghệ này vẫn còn sơ khai và chậm hơn một thập kỷ so với các phương pháp phân tích DNA hiện tại.

 

Bất kể công cụ nào chứng tỏ được sức hút trên thị trường, việc quan tâm đến ngăn chặn gian lận thủy sản là một xu hướng tích cực của ngành: “Công nghệ DNA là tốt nhất hiện nay nhưng mọi thứ luôn thay đổi,” bà nói. “Chúng tôi luôn xem xét các công nghệ mới vì chúng tôi muốn thực hiện điều này nhanh hơn và chính xác nhất có thể cho ngành.”

 

Nguồn: https://www.aquaculturealliance.org

 

Dịch bởi: NGỌC HÂN – VPAS JSC