Hàng nghìn con cá voi bị giết một cách dã man bằng 'bom lao'

Hàng nghìn con cá voi bị giết một cách dã man bằng 'bom lao'

Trong khi việc giết cá voi vì mục đích thương mại đã bị quốc tế cấm vào năm 1986, các quốc gia bao gồm Nhật Bản, Na Uy và Iceland vẫn tiếp tục, bất chấp sự phản đối của quốc tế về cách thức săn bắt trên.

Netflix vừa phát hành bộ phim tài liệu Seaspiracy đi sâu vào việc săn bắt một cách tàn bạo cá voi và những điều kinh ngạc của ngành công nghiệp săn cá voi béo bở. The Sun – tờ báo bán chạy nhất ở Anh với bình quân gần 3 triệu bản/ngày – nhân sự kiện này đã có bài viết, kèm theo hình ảnh và video mà tôi tin rằng nếu bạn là người yêu động vật – đặc biệt là cá voi – bạn sẽ rụng rời tay chân, thậm chí bạn sẽ thề là không thử nếm qua thịt cá voi xem nó ra sao.

 

 

Dưới tựa đề “How thousands of whales are cruelly killed with ‘harpoon bombs’ by hunters who sell their meat as a delicacy”, The Sun mô tả chi tiết cách mà những người "thợ săn cá voi" thực hiện: cây lao có chứa chất nổ penthrite (được gọi là bom lao – harpoon bomb) được bắn từ một khẩu đại bác trên boong tàu sẽ cắm sâu khoảng nửa mét vào con cá voi, thậm chí nó cắm vào lỗ thở của cá (blow hole), sau đó sẽ phát nổ……

 

Những con cá voi đã mệt lử vì bị săn đuổi, vây bắt, giờ đây không thể kháng cự bởi vụ nổ ngay trong cơ thể, nó thoi thóp, rồi bị kéo lên khoang hoặc vào bờ và hấp hối thêm khoảng 6 – 25 phút nữa trước khi trút hơi thở cuối cùng. Đó là một cái chết từ từ và vô cùng đau đớn. Nhưng người Nauy còn sáng tạo và sử dụng rộng rãi thiết bị săn cá voi có tên là Whalegrenade-99, với thiết bị này, cá voi còn có cơn hấp hối kinh khủng hơn – 1 tiếng đồng hồ.

 

 

Các cuộc truy đuổi có thể kéo dài, gây kiệt sức và căng thẳng nghiêm trọng cho cá voi và người ta thường phải dùng đến chiếc lao thứ hai để hoàn thành công việc, càng làm tăng thêm nỗi kinh hoàng và đau khổ của chúng.

 

Trong khi việc giết cá voi vì mục đích thương mại đã bị quốc tế cấm vào năm 1986, các quốc gia bao gồm Nhật Bản, Na Uy và Iceland vẫn tiếp tục, bất chấp sự phản đối của quốc tế về cách thức săn bắt trên.

 

Thịt cá voi được bán với giá hơn 150 bảng Anh/kg ở Nhật Bản (gần 5 triệu đồng Việt Nam) - đắt gấp 5 lần so với tôm hùm. Mặc dù ở Iceland chỉ có 3% dân số ăn cá voi thường xuyên, nhưng cứ 10 khách du lịch thì có một người ăn thử món này khi đến thăm. Thậm chí, thịt cá voi còn được băm nhỏ cho các loài thú nuôi khác ăn.

 

Một nhà máy bia ở Iceland, Stedji, vẫn cung cấp “bia dái cá voi” (whale testicle beer) và Stedji mô tả nó trên trang web "một trong những loại bia gây tranh cãi nhất trên thế giới". Được nấu bằng nước Iceland (Icelandic water), lúa mạch….và thành phần chính là tinh hoàn cá voi hun khói (smoked whale testicle).

 

 

 

Nguồn: The Sun

 

Biên dịch: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận - VPAS JSC