Đánh giá nguồn cung cấp tôm nuôi năm 2020

Đánh giá nguồn cung cấp tôm nuôi năm 2020

Tính đến giữa tháng 8, tình hình nguồn cung cho thấy xu hướng giảm, do các nhà sản xuất bị kìm kẹp giữ sự giảm giá và làn sóng thứ hai của đại dịch Covid-19.

Tính đến giữa tháng 8, tình hình nguồn cung cho thấy xu hướng giảm, do các nhà sản xuất bị kìm kẹp giữ sự giảm giá và làn sóng thứ hai của đại dịch Covid-19.

 

Ngày nay, tình hình kinh tế toàn cầu không bình thường và chứa đầy những điều không chắc chắn. Yếu tố chính là cân bằng cung cầu sẽ quyết định giá và sự tiêu thụ tôm. Hiện giá và nhu cầu không có lợi cho người nuôi tôm. Trong bài viết này, với sự hỗ trợ từ mạng lưới các đồng nghiệp của tôi tại một số quốc gia, tôi sẽ cung cấp báo cáo thực tế về tình hình nuôi và cung cấp tôm. Với sự quan tâm chính đến ba thị trường chính, Trung Quốc có khả năng tốt, Châu Âu sẽ sớm tốt hơn và đối với Hoa Kỳ vẫn không thể đoán trước.

 

Về sản xuất - Các chi phí đầu vào tăng vọt

 

Nhìn vào toàn bộ chuỗi cung ứng, chúng tôi thấy chi phí sản xuất tăng. Hầu hết các trại giống ở Châu Á phụ thuộc vào việc nhập khẩu tôm bố mẹ. Các cơ sở sản xuất giống cho biết chi phí tăng cao hơn 2,5 lần so với năm 2019. Đứng hàng đầu của việc tăng chí phí là giá tôm bố mẹ, thức ăn cho tôm bố mẹ và thức ăn tươi sống. Ngoài ra, việc mua các lô bố mẹ mới cũng khó khăn hơn dẫn đến việc sử dụng lại những con bố mẹ hiện có, và vì thế tôm giống bán ra cũng có chất lượng kém, dễ bị bệnh và chậm lớn hơn. Mặt khác, các nhà cung cấp tôm bố mẹ cũng đang chịu ảnh hưởng vì nhu cầu về tôm bố mẹ thấp hơn. Mặc dù phải chịu gánh nặng với chi phí sản xuất cao hơn, các trại giống - ít nhất là ở Thái Lan – đang phải gánh thêm các chi phí bổ sung khác. Trong khi họ lo lắng về việc mất khách hàng, họ cũng chỉ ra rằng họ có thể không còn có thể giữ giá được và sẽ cần phải sớm chuyển chi phí cao hơn đó cho khách hàng.

 

Tương tự, giá đầu vào cũng tăng cao đối với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tôm, thức ăn, thiết bị, dụng cụ và nhiều thứ khác cần thiết cho nghề nuôi. Hầu hết các nhà cung cấp vật tư đầu vào đang chịu đựng chi phí gia tăng nhưng rất có thể sẽ tăng giá vào đầu năm 2021. Ngoài việc tốn kém hơn trước đại dịch, các nguồn cung đầu vào cũng khó mua hơn. Ngoài ra, cũng có những "phiên bản giả mạo" hoặc những sản phẩm có chất lượng thấp hơn.

 

Thứ không thay đổi kể từ năm 2019 là những đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng và việc quản lý chúng giữa lúc phong tỏa thậm chí còn khó khăn hơn. Hãy tưởng tượng đến việc tìm kiếm các dịch vụ chẩn đoán trong những thời điểm khó khăn này. Mảng chế biến khó có thể vận hành đầy đủ do thiếu nhân lực cùng với nhu sự cần thiết phải tuân theo các qui trình chuẩn và giãn cách xã hội. Vì vậy, việc tiết kiệm chi phí không còn hiệu quả nữa. Ngoài ra còn có chi phí bổ sung như xét nghiệm coronavirus ở nhiều phần của  qui trình chế biến. Chúng tôi ước tính mức tăng của chi phí sản xuất chung vào khoảng 0,3 USD/kg.

 

Trung Quốc

 

Trong lĩnh vực sản xuất giống, khoảng 60% đang hoạt động. Một số khu vực vừa hoàn thành thả giống vào cuối tháng Bảy. 70% người nuôi hoàn thành vụ đầu tiên và đang bắt đầu vụ thứ hai nhưng họ đang gặp phải vấn đề giống kém chất lượng, dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi. Ở Trung Quốc, giá giống dao động từ 1 – 4 USD/1.000 PL, tùy thuộc vào nguồn cung cấp. Chúng tôi chia Trung Quốc thành bốn khu vực nuôi.

 

Phía Nam Trung Quốc, khu vực nuôi tôm trọng điểm bao gồm Quảng Tây, Quảng Châu và Phúc Kiến đóng góp tới hơn 50% sản lượng tôm hàng năm của Trung Quốc. Thông thường vụ đầu tiên sẽ bắt đầu từ vụ xuân vào tháng 3 và kết thúc ở đâu đó vào tháng 7 và tháng 8, để tránh gió mùa. Nhưng năm nay do ảnh hưởng Covid-19 nên vụ này bắt đầu muộn khoảng 2 tháng. Do đó, giữa vụ tôm thì bước vào đợt gió mùa tháng 7, lũ lụt lớn và bão xảy ra ở nhiều khu vực. Việc nuôi tôm trong mùa mưa (tháng 7-9) không dễ. Kết hợp với chất lượng tôm giống kém do quá trình chạy đua sản xuất tôm giống sau khi kết thúc đợt phong tỏa Covid-19, tỷ lệ thành công vụ nuôi dự kiến ​​sẽ thấp hơn bình thường. Đối với vụ thứ hai, người nuôi sẽ phải đợi đến tháng 9, khi mùa gió mùa kết thúc nhưng một số người nuôi đã bắt đầu thả giống.

 

Miền Đông Trung Quốc, bao gồm các tỉnh Sơn Đông, Giang Tô và Chiết Giang đóng góp khoảng 25% sản lượng hàng năm của Trung Quốc và các trang trại đang hoạt động tốt. Vụ thứ hai đang diễn ra vào tháng 8 ở hầu hết các khu vực.

 

Bắc Trung Quốc bao gồm các khu vực ven biển từ Sơn Đông đến Liêu Ninh cho đến biên giới với Triều Tiên đóng góp 10 - 15% sản lượng. Việc nuôi tôm trong nhà kính đang phát triển mạnh mẽ.

 

Nuôi tôm ở độ mặn 0 phần ngàn rải rác quanh các hồ và sông ở nhiều tỉnh. Thông thường mức đóng góp là khoảng 10% sản lượng. Tuy nhiên, do lũ lụt, đại dịch và các vấn đề chất lượng và nguồn cung cấp tôm giống nên hầu hết các trại không hoạt động. Ví dụ, thời gian vận chuyển tôm post từ các trại giống ven biển, chẳng hạn như từ Hải Nam đến Vũ Hán, có thể lâu hơn 2,5 lần, dẫn đến chất lượng tôm post kém. Thay vào đó, nông dân đã chuyển sang nuôi cá.

 

Chúng tôi dự đoán tất cả sản lượng sẽ chỉ dừng lại ở thị trường nội địa nhưng tiêu thụ tôm sẽ ít hơn do thu nhập giảm. Ngoài ra, việc phát hiện ra vi rút Covid-19 trong thủy sản đông lạnh đã ảnh hưởng đến nhập khẩu. Chúng tôi ước tính rằng sản lượng tôm sẽ chỉ bằng 50% vào năm 2019.

 

Việt Nam

 

Ngành công nghiệp ở Việt Nam có hai lợi thế - sự hỗ trợ tốt từ chính phủ và quốc gia này đã làm rất tốt trong việc kiểm soát làn sóng đầu tiên của đại dịch. Việt Nam có thể là quốc gia nuôi tôm duy nhất ở châu Á mà toàn bộ chuỗi cung ứng vẫn hoạt động bình thường.

 

Gần đây, ngành nuôi tôm của Việt Nam đang làm ăn tốt; 50 ngày nuôi có thể thu hoạch tôm thẻ chân trắng cỡ 60 con/kg với hệ số chuyển đổi thức ăn 1 - 1,2. Giá xuất trại giao tháng 8 ở mức tốt là 3,97 USD/kg. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ thành công cao hơn khi tôm được nuôi qua nhiều pha trong các ao cỡ nhỏ có mái che.

 

Người tiêu dùng tại Việt Nam thích ăn tôm. Thị trường nội địa rộng lớn lên tới 150.000 tấn/năm giúp hỗ trợ giá tôm trong nước, kết hợp với ngành tôm có năng lực tốt về tiếp thị và phát triển sản phẩm cho thị trường xuất khẩu.

 

Chúng tôi đánh giá sản lượng năm 2020 chỉ giảm 20% hoặc chỉ 550.000 tấn. Do đại dịch, tiêu thụ nội địa dự kiến ​​sẽ giảm xuống hơn 50.000 tấn do 63.000 cửa hàng và nhà hàng đóng cửa và lượng khách du lịch thấp hơn so với năm 2019. Sẽ có nhiều tôm hơn để xuất khẩu, gần bằng mức năm 2019.

 

Ấn Độ

 

Mặc dù hầu hết các trại giống đã hoạt động trở lại nhưng sản lượng chỉ đạt khoảng 20% ​​công suất tối đa do nhu cầu thấp. Một khảo sát nội bộ cho thấy trong hai tháng qua, tôm chỉ được thả 30% diện tích nuôi. Do cả nước đang bước vào mùa gió chướng nên dịch bệnh bùng phát cao cùng với giá bán thấp, ở mức 244 INR/kg (INR là rupee, đơn vị tiền tệ của Ấn Độ - người dịch) hoặc tương đương 3,26 USD/kg đối với tôm nhỏ hơn cỡ 70/kg. Người nuôi nản lòng; họ đã quyết định chờ thay vì bắt đầu vụ thứ hai trong năm, thường bắt đầu vào tháng tám. Do đó, ước tính sản lượng tôm của Ấn Độ năm 2020 sẽ thấp, bằng khoảng 50% sản lượng năm 2019.

 

Có sự hợp tác tích cực giữa khu vực tư nhân và chính phủ. Một số hỗ trợ đã được đưa ra nhưng nguồn cung công nhân đang gặp phải tình trạng tắc nghẽn và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đại dịch là một đòn lớn đối với ngành nuôi tôm của Ấn Độ. Ngành công nghiệp này được hỗ trợ bởi các nhà máy chế biến lớn. Ngày nay, giá đầu vào của trang trại đã tăng 5-10% và một số hoạt động thu mua khó thực hiện. Tiềm năng xuất khẩu vẫn trì trệ và có nhiều biến động về giá. Nhìn chung, chúng ta có thể đánh giá sản lượng xuất khẩu sẽ giảm hơn 35% so với năm 2019.

 

Ngành công nghiệp ở Ấn Độ đang nhắm vào thị trường nội địa, nhưng trong tình hình hiện tại, việc tăng nhu cầu trong nước có thể không hề dễ dàng. Nhu cầu cao từ các thị trường chủ chốt đã thúc đẩy sản xuất trong năm 2019, nhưng điều này có thể không xảy ra trong năm nay.

 

Indonesia

 

Hầu hết tất cả các trại giống đều đang hoạt động, nhưng người nuôi cho biết tôm giống từ một số trại giống có chất lượng kém và dễ nhiễm bệnh. Điều này dẫn đến tỷ lệ thất bại cao. Việc cung cấp một số tôm post chất lượng cao có vấn đề với dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nên hạn chế nguồn cung. Chính phủ đang giúp giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ. Sản xuất của Indonesia được hỗ trợ bởi một kênh thị trường ổn định. Giá tôm xuất trại tốt do nguồn cung tôm thấp. (4,92 USD/kg đối với cỡ 60/kg). Tuy nhiên, dự báo sản lượng năm 2020 sẽ thấp hơn năm 2019, có thể thấp hơn 20 - 25% hoặc khoảng 220.000 tấn.

 

Thái Lan

 

Chỉ 70% trại giống đang hoạt động với công suất 70%. Kể từ khi Thái Lan bị đóng cửa trong 2-3 tháng, ngành công nghiệp này phải đối mặt với những khó khăn giống như ở các nước khác. Mặc dù giá tôm được coi là tốt, nhưng nhìn chung, sản lượng năm 2020 sẽ thấp hơn 20% đến 220.000 tấn so với năm 2019.

 

Nông dân Thái Lan rất chú trọng vào việc quản lý chi phí sản xuất, vì có nhận thức rõ ràng rằng trong tương lai, giá tôm có thể tiếp tục giảm. Chi phí sản xuất 110 THB/kg (THB là Baht, đơn vị tiền tệ của Thái Lan – người dịch) tương đương 3,48 USD/kg đối với cỡ 70/kg có thể được chấp nhận ở mức giá bán hiện tại là 135 THB/kg hoặc 4,27 USD/kg vào tháng 8. Ngành công nghiệp tôm Thái Lan cho rằng việc hạ giá thành xuống thấp nhất là 72 THB/kg (2,27 USD/kg) bằng cách khắc phục từng vấn đề một. Điểm phát triển tích cực là E-APD hay còn gọi là Tư liệu thu mua thủy sản điện tử do Bộ thủy sản đưa ra. Bộ tư liệu này ghi lại nguồn gốc xuất xứ của tôm, từ khi sản xuất giống cho đến khi xuất khẩu dưới dạng thành phẩm. Đây là khả năng truy xuất nguồn gốc đầy đủ giúp tất cả các bên liên quan quản lý sản xuất của họ một cách hiệu quả với thông tin thống kê và chính xác trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

 

Malaysia

 

Sản lượng hàng năm của Malaysia ổn định trong vài năm ở mức khoảng 50.000 tấn, sản lượng năm 2020 dự kiến ​​chỉ giảm 10-20%. Giá bán tương đối ổn định do hơn 50% sản lượng được bán trong nước. Biến động giá nhỏ đối với tôm thẻ chân trắng xảy ra do thương mại qua biên giới với Thái Lan. Tuy nhiên, giá tôm thẻ chân trắng (22 MYR/kg hoặc 5,26 USD/kg đối với cỡ 70/kg) vẫn tốt hơn so với tôm sú (27 MYR/kg hoặc 5,90 USD/kg đối với cỡ 30/kg) (MYR là Ringgit, đơn vị tiền tệ của Malaysia – người dịch). Việc nuôi tôm sú bị ảnh hưởng nặng nề do giá thấp, do lượng tôm sống bán cho các nhà hàng giảm và mất thị trường xuất khẩu ở Trung Quốc, Singapore trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Nông dân sử dụng thương mại điện tử để đẩy doanh số bán tôm sống cho người tiêu dùng địa phương. Một số người nuôi tôm sú đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng hoặc nuôi cá chẽm. Dự báo ngành công nghiệp nuôi tôm tại Malaysia sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm trong phần còn lại của năm.

 

Ecuador

 

Ban đầu, không có vấn đề gì trong sản xuất; Ecuador có nguồn cung cấp tôm bố mẹ riêng và thức ăn chất lượng cao. Sự tắc nghẽn xảy ra khi các nhà máy chế biến bị ảnh hưởng do thiếu công nhân. Ngành nông nghiệp không gặp khó khăn gì về mặt nuôi trồng nhưng sản lượng thu hoạch cao và dự trữ lớn dẫn đến phá giá. Một vấn đề chính là các nhà sản xuất đang phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Sự mất cân bằng năng lực thương lượng đã làm giá bán bằng giá xuất trại, thấp nhất trong 20 năm và thậm chí thấp hơn 10-20% so với giá thành sản xuất là 2,25 USD/kg đối với cỡ 80/kg.

 

Các trang trại đã chọn một số hành động: chờ giá tốt hơn, bỏ vụ hoặc chuyển sang nuôi siêu quảng canh với mật độ 4PL/m2, không cho ăn trong ít nhất 1 tháng, một thực tế phổ biến cách đây khoảng 30 năm. Một số đã quyết định ngừng nuôi do dòng tiền kém. Khi bán tôm, họ được trả 50% số tiền trong 48 giờ và phần còn lại chỉ được trả trong 2 tuần. Khi giá tốt hơn, trong vòng nửa năm, ngành công nghiệp tôm của Ecuador có thể hoạt động trở lại nhanh hơn với sản lượng cao hơn bất kỳ quốc gia sản xuất tôm nào khác. Chúng tôi cho rằng sản lượng vào năm 2020 sẽ thấp hơn khoảng 20% ​​so với năm 2019, hoặc khoảng 550.000 tấn, nếu Covid-19 vẫn tồn tại.

 

Dự kiến nguồn cung thấp hơn và cuộc chiến giá cả vào năm 2020

 

Cuối cùng, chúng tôi dự báo nguồn cung tôm toàn cầu sẽ giảm 1,4 triệu tấn. Đóng góp vào tổn thất này tính theo tấn sẽ đến từ các quốc gia sau: Trung Quốc 300.000; Thái Lan 100.000; Indonesia 100.000; Ấn Độ 350.000; Ecuador 150.000, Việt Nam 150.000 và 250.000 tấn từ các quốc gia khác (Philippines, Malaysia, Iran, Saudi Arabia, Peru, Mexico, v.v.). Một cuộc chiến về giá cũng có thể xảy ra do nguồn cung đang tồn từ các nhà sản xuất lớn sẽ chỉ kết thúc vào cuối năm 2020. Chúng tôi cũng dự đoán cân bằng cung - cầu diễn ra vào đầu năm 2021 hoặc có thể là thiếu hụt nguồn cung với nhu cầu cao hơn trong quý đầu tiên của 2021. Giá tôm hiện tại có thể vẫn duy trì nhưng khả năng giá thấp hơn là rất cao.

 

Chúng tôi cũng dự đoán rằng 20-30% người nuôi sẽ bỏ nghề nuôi tôm vì cuộc khủng hoảng này. Những người tồn tại trong ngành sẽ là người nuôi chuyên nghiệp và các bên liên quan, những người sẽ hợp tác để cùng nhau vượt qua cuộc khủng hoảng này với các cải tiến và đổi mới. Điều trọng yếu sẽ là việc quản lý chi phí sản xuất.

 

Nguồn: Soraphat Panakorn, An initial assessment on farmed shrimp supply 2020, Aquaculture Asia Pacific, Sep-Oct/2020.

Dịch bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận – VAPS JSC

 

Up to mid-August, the supply situation indicates a downward trend, as producers are pinned by lower prices amidst the second wave of the Covid-19 pandemic.

 

Today, the global economic situation is not normal and is filled with uncertainties. Key factors are the demand and supply balance, which determines shrimp price and consumption. At the moment, price and demand do not favour shrimp producers. In this article, with the support from my network of industry colleagues in several countries, I will provide a field report on shrimp production and supply. With regards to demand, in the three key markets, China is likely to be good, Europe should be better soon and for USA still unpredictable.

 

Production - Inputs pushing up costs

 

Along the entire supply chain, we witness significant increases in production costs. Most hatcheries in Asia depend on imports of broodstock. Hatcheries reported higher cargo costs of 2.5 times the rate in 2019. On top of higher prices for broodstock, costs of broodstock feeds and live feeds (polychaetes) have also increased. There is also the difficulty in getting new batches of broodstock resulting in the reuse of existing ones, and the sale of poorer quality post larvae, which are more susceptible to disease and slower growth. On the other hand, broodstock suppliers are also suffering from lower demand. Despite being burdened with higher costs of production, hatcheries, at least those in Thailand, are absorbing the additional cost. While they worry about losing customers, they also indicated that they may no longer be able to cap prices, and will need to pass on the higher costs to customers soon.

 

Similarly, prices have increased for pond and health care products, feeds, equipment, tools and many other essentials for farming. Most suppliers are absorbing the additional costs but most likely will increase prices at the beginning of 2021. Aside from being more costly than before the pandemic, these inputs have become more difficult to procure. There are also “fake versions” or those of lower quality.

 

Unchanged since 2019 are serious disease outbreaks and managing them amidst lockdown is even harder. Imagine seeking diagnostic services during these difficult times. The processing segment found it hard to run a full operation due to the lack of manpower together with the need to follow SOP and social distancing. So, the cost saving by economies of scale will not work anymore. There is also the additional cost such as coronavirus screenings in many parts of the processing line. We estimate the increase in overall production costs to be around USD0.3/kg.

 

China

 

In the hatchery sector, around 60% are operating. Stocking in some areas have just completed at the end of July. Some 70% of the farmers completing the first crop are starting the second crop but they have encountered poor post larvae quality, diseases and adverse weather conditions. In China, post larvae prices vary from USD1 to USD4 per 1,000 post larvae, depending on the supply source. We divided China into four shrimp farming areas.

 

South China, a key shrimp farming area consisting of Guanxi, Guangzhou and Fujian contributes to >50% of China’s annual shrimp production. Normally the first crop will start with the spring season in March and end somewhere in July and August, to avoid the monsoon season. But this year due to the Covid-19 shut down, this crop started late by about 2 months. Therefore, the middle of the crop cycle entered into the monsoon season in July, with heavy flooding and storms occurring in many areas. It is not easy to handle shrimp farming during the rainy season (July-September). Combined with poor post larvae quality due to the rush to produce post larvae after the end of the Covid-19 lockdown, the crop success rate is expected to be lower than usual. For the second crop, farmers will need to wait until September, when the monsoon season is over but some farmers have already started stocking.

 

East China, comprising Shandong, Jiangsu and Zhejiang provinces contributes roughly 25% of China’s annual production, and farms are running well. The second crop is ongoing in August in almost all areas.

 

North China which includes the coastal areas from Shandong to Liaoning until the border with North Korea contributes 10-15% of production. Farming in greenhouses is in full swing.

 

Shrimp farming at 0ppt salinity is scattered around lakes and rivers in many provinces. Normally the contribution is 10% of production. However, due to floods, the pandemic and issues with post larvae supply and quality, most farms are not operating. For example, the airfreight of post larvae from the coastal hatcheries, such as from Hainan to Wuhan, may take 2.5 times longer, resulting in poor post larvae quality. Farmers have instead shifted to culturing fish.

 

We expect all production to end up in the domestic market only but less shrimp consumption is expected due to shrinking incomes. Additionally, the discovery of the Covid-19 virus in frozen seafood affected imports. We estimate that shrimp production will be at only 50% of that in 2019.

 

Vietnam

 

Industry in Vietnam has two advantages - good support from the government and the country did very well in controlling the first wave of the pandemic. Vietnam may be the only shrimp country in Asia where the entire supply chain still flows normally.

 

Recently, Vietnam’s shrimp farming is doing well; at 50 days of culture, it is possible to harvest size 60/kg of vannamei shrimp with feed conversion ratios of 1-1.2. Ex farm prices for August were good at USD3.97/kg. The success rate is higher with multiphase culture in covered small size ponds in the Mekong Delta.

 

Local consumption rides on the love of eating shrimp. A large domestic market of up to 150,000 tonnes/year helps to support local shrimp prices, combined with a shrimp industry which is very capable on marketing and product development for the export market.

 

We expect the 2020 production to be less by 20% or 550,000 tonnes only. Because of the pandemic, local consumption is expected to shrink to <50.000 tonnes due to 63,000 shops and restaurants closing and the lower arrivals of tourists compared to 2019. More shrimp will be available for export, at almost the same level as 2019.

 

India

 

Although almost all hatcheries are back in operation, production is just about 20% of its maximum capacity because of lower demand. An internal survey revealed that in the last two months, shrimp were stocked only in 30% of farming areas. As the country is entering the monsoon season, disease outbreaks are high, along with low ex farm prices at INR244/kg or USD3.26/kg for shrimp smaller than size 70/kg. Farmers were discouraged; they have decided to wait and see instead of starting the second crop for the year which usually starts in August. Therefore, the industry estimates that Indian shrimp production in 2020 will be as low as 50% of the 2019 production.

 

There is an active cooperation between the private sector and government. Some support has been launched but supply of workers is facing a bottleneck and is becoming serious. The pandemic is a big blow to India’s shrimp farming industry. The industry is supported by large processing plants. Today, prices of farm inputs have gone up 5-10% and some procurements are hard to come by. Export potential remains stagnant and there are price fluctuations. All in all, we can expect production to be down by >35% as compared with that in 2019.

 

Industry in India is targeting the domestic market, but during the current situation it might not be easy to increase domestic demand . High demand from its key markets pushed production in 2019, but this may not happen this year.

 

Indonesia

 

Almost all hatcheries are in operation, but farmers reported that post larvae from some hatcheries were of poor quality and susceptible to disease. This led to high failure rates. Supply of some high quality post larvae had problems with air cargo services, thus limiting supply. The government is helping with reductions in taxes for small businesses. Indonesia’s production is helped by a stable market channel. Ex farm shrimp prices are good because of low shrimp supply. (USD4.92/kg for size 60/kg). However, the 2020 production forecast will be lower than in 2019, possibly less by 20-25% or around 220,000 tonnes.

 

Thailand

 

Only 70% of hatcheries are operating at a capacity of 70%. Since Thailand was in lockdown for 2-3 months, the industry faced the same difficulties like those in other countries. Even though ex farm prices are considered good, overall we expect 2020 production to be less by 20% to 220,000 tonnes compared to 2019.

 

Thai farmers are very focused on production cost management, since there is a clear awareness that in future, shrimp prices may continue to come down. A cost of production of THB110/kg (USD3.48/kg) for size 70/ kg may be acceptable at the current ex farm price such as THB135/kg or USD4.27/kg in August. Industry thinks that lowering costs to as low as THB72/kg (USD2.27/ kg) is possible by overcoming one problem at a time. A positive development is the E-APD or Electronic Aquatic Purchasing Document launched by the Department of Fisheries. This document records the origin of the shrimp, from the hatchery until exported as a finished product. This is full traceability helping all stakeholders manage their production effectively with statistical and exact information along the entire supply chain.

 

Malaysia

 

While its annual production has been stable for several years at around 50,000 tonnes, the 2020 production is expected to drop by 10-20% only. Ex-farm prices are relatively stable as over 50% of the production is sold domestically. Small price fluctuations for the vannamei shrimp occur because of cross border trade with Thailand. But still, vannamei shrimp prices (MYR22/kg or USD5.26/ kg for size 70/kg) are better than for monodon shrimp (MYR27/kg or USD5.90/kg for size 30/kg). Farming of the monodon shrimp has been badly affected by low prices because of reduced sales of live shrimp to restaurants and loss of export markets in China and Singapore amidst the Covid-19 pandemic. Farmers resorted to e-commerce to push sales of live shrimp to local consumers. Some monodon shrimp farmers have shifted either to farm vannamei shrimp or culture the Asian sea bass. Industry expects growth to remain slow for the rest of the year.

 

Ecuador

 

Initially, there was no problem in production; it has its own broodstock supply and high-quality feed. The bottleneck occurred when processing plants were affected by shortage of workers. Industry did not face any problem on the farming side but high volumes of harvested material and high stocks, led to price dumping. A major issue is that producers are dependent on the Chinese market. The imbalance of bargaining power reverted back to ex farm prices, the lowest in 20 years and even lower at 10-20% than production cost at USD2.25/kg for size 80/kg.

 

Farms opted for several actions: wait for better prices, skip a crop or revert to super extensive culture with 4PL/ m2 with no feed for least 1 month, a practice common some 30 years ago. Some have decided to stop farming due to poor cash flow. On selling shrimp, they were paid 50% of the amount in 48 hours and the rest only in 2 weeks. When prices are better, within half a year, Ecuador’s shrimp industry can be back in operation faster and at higher volumes than any other shrimp producing country. We expect production in 2020 to be around 20% lower than in 2019, or around 550,000 tonnes, if Covid-19 persists.

 

Expect lower supply and price war in 2020

 

Finally, we expect global shrimp supply to decline by 1.4 million tonnes. The contribution to this loss in tonnes will come from the following: China 300,000; Thailand 100,000; Indonesia 100,000; India 350,000; Ecuador 150,000 and Vietnam 150,000 and 250,000 tonnes from other players (Philippines, Malaysia, Iran, Saudi Arabia, Peru, Mexico, etc). A price war is also possible due to pending stocks from large producers which will only end somewhere towards the end of 2020. We also predict a demand-supply balance at the beginning of 2021 or perhaps a supply shortage with higher demand in the first quarter of 2021. Current shrimp prices may remain but the chances of lower prices are high.

 

We also expect that 20-30% of farmers will quit the shrimp farming business because of this crisis. Industry survivors will be the professionals, and stakeholders who will cooperate to ride this crisis together and be able to modify and innovate. Key will be managing costs of production.