Đại dịch Corona tấn công mạnh vào ngành thủy sản

Đại dịch Corona tấn công mạnh vào ngành thủy sản

Với việc ngư dân bị buộc phải ở lại cảng tại một số quốc gia và người nuôi thủy sản trong giao dịch buôn bán phi thị trường, ngành nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với một thời kỳ không chắc chắn.

Với việc ngư dân bị buộc phải ở lại cảng tại một số quốc gia và người nuôi thủy sản trong giao dịch buôn bán phi thị trường, ngành nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với một thời kỳ không chắc chắn.

 

Cung cấp bột cá và dầu cá

 

Tổ chức dầu cá và bột cá thế giới (viết tắt là IFFO) báo cáo rằng các hoạt động khai thác và giảm thiểu hoạt động, năng suất đã và đang tiếp tục được thực hiện ở hầu hết mọi nơi. Nổi bật nhất là Peru, nơi chính quyền địa phương cho đến nay đã không tuyên bố ngành công nghiệp giảm sút này là một phần của các ngành thiết yếu, điều này khiến nhân viên của các nhà máy sản xuất nguyên liệu biển phải tự cách ly và bị giới nghiêm vào ban đêm (trừ khi họ tham gia vào các hoạt động xuất khẩu quốc tế). Rất may, thiệt hại này là hạn chế vì thực tế là Peru vẫn đang trong giai đoạn cấm đánh bắt cá ở khu vực năng suất cao – khu vực trung bắc của đất nước – thời gian cấm thường diễn ra từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 4 hàng năm.

 

Ấn Độ và Mauritius cũng ở trong tình trạng tương tự, việc phong tỏa đất nước do chính phủ ban hành cũng đã được áp dụng cho các nhà sản xuất bột cá và dầu cá. Ở Ấn Độ, các hoạt động đánh bắt đã bị đình chỉ hoàn toàn và người ta sợ rằng vào thời điểm phong tỏa hiện tại kết thúc, các hoạt động đánh bắt cá có thể không hoạt động trở lại kịp thời do thiếu lực lượng lao động di cư vì bị mắc kẹt trong các ngôi làng xa xôi của họ. "Nói cách khác, có khả năng cao là năng suất bột cá và dầu cá giảm có thể xảy ra vào năm 2020, do sự khởi đầu khó khăn mà Ấn Độ đã báo cáo trong những tháng đầu năm" Enrico Bachis, giám đốc nghiên cứu thị trường tại IFFO cho biết.

 

Nhu cầu hải sản

 

Bột cá và dầu cá được mua chủ yếu bởi các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhu cầu của họ được xác định gián tiếp và chủ yếu bởi mức tiêu thụ chung của phẩm thủy sản nuôi và lợn nuôi. Nhu cầu về các sản phẩm này có thể thay đổi như thế nào trong đại dịch COVID-19 là chìa khóa để hiểu các kịch bản hiện tại và tương lai.

 

Lĩnh vực dịch vụ (hospitality sector) này tại Hoa Kỳ lớn hơn nhiều so với các quốc gia khác, do đó hậu quả của việc này sẽ lớn hơn nhiều. Đó là một tình huống rất không rõ ràng, nhưng đã có nhiều điểm chỉ ra rằng rất nhiều công ty trong lĩnh vực này sẽ không tồn tại. Các công ty đang lo sợ rằng toàn bộ lĩnh vực này sẽ bị phá vỡ, ông Egil Ove Sundheim, một giám đốc của Hội đồng thủy sản Nauy có trụ sở đặt tại Boston (Hoa Kỳ) cho biết.

 

Với nhu cầu dịch vụ thực phẩm gần như bị xóa sổ hoàn toàn ở hầu hết các quốc gia, nhu cầu hải sản đã giảm trên toàn thế giới. Enrico Bachis nói rằng, một mặt chúng ta đang chứng kiến ​​những đàn tồm cá đang phát triển trong ao và lồng không bán được, chúng sẽ cần thức ăn và muốn có thức ăn thì cần đến bột cá. Mặt khác, tình trạng này sớm hay muộn sẽ thúc đẩy người nuôi đông lạnh nguồn cá đang phát triển của họ thay vì bán cá sống (ví dụ như cá hồi) với giá cao hơn, việc này sẽ dẫn đến thiệt hại đáng kể cho người nuôi và dĩ nhiên có thể dẫn đến phá sản. Những người nuôi tôm ở Ecuador hoặc châu Á, có khả năng không thể phục hồi trong đại dịch hiện nay, điều này có nghĩa là có khả năng giá sẽ giảm mạnh trong cuộc khủng hoảng hiện tại, sau đó là sự gia tăng mạnh trở lại về giá khi nguồn cung cạn kiệt vào cuối năm (giả sử rằng thị trường trở lại bình thường).

 

Hỗ trợ ngành

 

Một số quốc gia đang thực hiện các biện pháp để hỗ trợ ngành công nghiệp. Hoa Kỳ đã phê duyệt gói viện trợ trị giá 2 nghìn tỷ đô la cho các công ty có công việc bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Đạo luật CARES có 9,5 tỷ đô la hỗ trợ cho các nhà sản xuất nông nghiệp đã bị tác động bởi COVID-19 cùng với khoản bổ sung 14 tỷ đô la cho Tập đoàn tín dụng hàng hóa (Commodity Credit Corporation – CCC -  Là tổ chức từng thiết lập Chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu (viết tắt là GSM-102) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. CCC sẽ bảo lãnh cho các giao dịch cấp phát tín dụng của các định chế tài chính (theo chỉ định của CCC) cho các ngân hàng phát hành L/C nhập khẩu các mặt hàng lương thực, nông phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ có nhu cầu sử dụng nguồn tái tài trợ L/C).

 

Canada xác nhận ngành thủy sản của họ sẽ có quyền truy cập vào chương trình viện trợ 3,6 tỷ đô la và Ủy ban châu Âu đã đề xuất một bộ biện pháp mới theo Quỹ hàng hải và nghề cá châu Âu (EMFF). Gói này bao gồm hỗ trợ chấm dứt tạm thời các hoạt động đánh bắt do coronavirus, hỗ trợ cho người dân nuôi trồng thủy sản để đình chỉ sản xuất, và hỗ trợ cho các nhà sản xuất, lưu trữ các sản phẩm thủy sản đánh bắt và thủy sản nuôi trồng. Quy định EMFF được sửa đổi bổ sung cho phép phân bổ lại nguồn lực tài chính linh hoạt hơn trong các chương trình hoạt động.

 

Liên đoàn các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi châu Âu (FEFAC) hoan nghênh ủy ban Châu Âu đã xếp thức ăn chăn nuôi vào loại hàng hóa thiết yếu trong “Hướng dẫn Green Lanes” đã được ban hành trong tuyên bố chung của G-20 về gói hỗ trợ khổng lồ cho nền kinh tế toàn cầu đang ảnh hưởng bởi COVID-19 gần đây. Tuy nhiên, liên đoàn nói rằng nhận thức rộng hơn về vai trò quan trọng của sản xuất và cung ứng thức ăn chăn nuôi là cần thiết ở cấp quốc gia để giải quyết các thách thức ngắn hạn quan trọng đối với hậu cần vận tải. Hoạt động không bị gián đoạn của chuỗi cung ứng thức ăn là rất quan trọng trong sản xuất thực phẩm có nguồn gốc động vật. Tại thời điểm này, chưa có sự gián đoạn nghiêm trọng nào xảy ra ở cấp thức ăn, tuy nhiên, thời gian chờ đợi lâu tại các đồn biên phòng vẫn là một vấn đề ở một số quốc gia. Thủ tục Green Lanes của EU phải được áp dụng đầy đủ cho việc vận chuyển thức ăn chăn nuôi xuyên biên giới, bao gồm các thành phần vi chất cho việc sản xuất thức ăn chăn nuôi như phụ gia thức ăn và khoáng chất, qua đó có thể bảo vệ sức khỏe động vật giữ sức khỏe cho động vật nuôi và cá nuôi hiện tại và như vậy sẽ đảm bảo được an ninh lương thực.

 

Nguồn: Aquafeed.com - Coronavirus pandemic to hit the aquaculture industry hard – ngày 2/4/2020

 

Dịch bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận – VPAS JSC