Vi sinh vật hữu ích - Phần 3: Vi khuẩn lactic

Vi sinh vật hữu ích - Phần 3: Vi khuẩn lactic

Các nghiên cứu bổ sung cho thấy tác dụng tương tự của LAB đối với hệ miễn dịch và chống oxy hóa của tôm, dẫn đến khả năng chống nhiễm khuẩn cao hơn.

Một cách tiếp cận khác để phát triển các probiotic mới trong nuôi trồng thủy sản bao gồm thử nghiệm các chế phẩm sinh học của người và động vật trên cạn đã được chứng minh hiệu quả, chẳng hạn như các chủng vi khuẩn axit lactic (LAB - lactic acid bacterial). Vì LAB là chế phẩm sinh học được áp dụng phổ biến nhất trong dinh dưỡng động vật trên cạn, việc sử dụng chúng làm chế phẩm sinh học cho ngành thủy sản đã được đề xuất. Hơn nữa, vì các quy định ở nhiều quốc gia bắt buộc phải sử dụng chế phẩm sinh học trong thức ăn chăn nuôi, việc sử dụng các loài vi khuẩn đã được xác định và có tài liệu sẵn sàng - chẳng hạn như LAB hoặc những loài thuộc chủng Bacillus - sẽ có xu hướng ngày càng được mở rộng sang nuôi trồng thủy sản và vì việc cấp phép cho các loài vi sinh vật mới khá đắt đỏ.

 

LAB có một số đặc tính lợi khuẩn thú vị, chẳng hạn chúng được công nhận an toàn (Leuschner et al. 2010), chúng có khả năng bám vào các tế bào, chúng có thể kích thích sự phát triển của vi sinh vật có lợi và cạnh tranh với vi khuẩn có hại, và chúng củng cố cơ chế bảo vệ tự nhiên của sinh vật.

 

Trái ngược với những gì được ghi nhận ở cá, hầu hết các nghiên cứu đều không báo cáo sự hiện diện của LAB trong đường tiêu hóa của tôm. Tuy nhiên, kiến ​​thức hiện nay về hệ vi sinh vật đường ruột của tôm vẫn còn rất hạn chế, và phần lớn các nghiên cứu được thực hiện cho đến nay đều sử dụng các phương pháp vi sinh dựa trên nuôi cấy thông thường, do đó thông tin không được cung cấp đầy đủ. Chỉ có một số ít nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tử mô tả hệ vi sinh vật của tôm hoặc các loài giáp xác khác. Thêm nữa nghiên cứu theo hướng này là cần thiết để hiểu rõ hơn về sự hiện diện, sự đa dạng và vai trò của quần thể vi sinh vật đường ruột ở động vật giáp xác cũng như tác động chúng theo cách thúc đẩy tình trạng sức khỏe tôm tốt hơn. Việc cho tôm ăn LAB liên tục có thể dẫn đến sự điều chỉnh các quần thể vi sinh vật trong hệ tiêu hóa. Castex và cộng sự báo cáo rằng P. acidilactici MA18/5M dùng liên tục ở hàm lượng 107 CFU/g thức ăn có liên quan đến sự giảm đáng kể Vibrio spp. trong ruột. Các quan sát tương tự cho thấy sự ức chế Vibrio và phục hồi lợi khuẩn trong ruột của tôm thẻ chân trắng sau khi bổ sung Lactobacillus plantarum ở mức 2×107 CFU/gam trong khẩu phần ăn. Thật không may, các nghiên cứu với chế phẩm sinh học LAB hiếm khi báo cáo số lượng lợi khuẩn đạt được trong đường tiêu hóa của vật chủ, nhưng thú vị là mức độ lợi khuẩn phục hồi cũng tương tự khi cho dùng chủng Bacillus spp. Trong khẩu phần ăn của tôm.

 

 

Hình - L.plantarum dưới kính hiển vi điện tử (ảnh từ  https://www.researchgate.net/)

 

Cũng như đối với cá, ảnh hưởng của LAB đối với phản ứng miễn dịch của giáp xác cũng được chứng minh, đặc biệt là ở các loài tôm. Ví dụ, Chiu và cộng sự đã báo cáo hiệu quả của một dòng Lb.plantarum trên một số thông số miễn dịch của tôm thẻ chân trắng. Lb. plantarum có thể nâng cao khả năng miễn dịch không đặc hiệu và hoạt động của enzyme chống oxy hóa trên tôm. Họ cũng chỉ ra rằng tác dụng này có liên quan đến việc tăng khả năng loại thải mầm bệnh hiệu quả và khả năng chống lại một chủng V. alginolyticus gây bệnh. Các nghiên cứu bổ sung cho thấy tác dụng tương tự của LAB đối với hệ miễn dịch và chống oxy hóa của tôm, dẫn đến khả năng chống nhiễm khuẩn cao hơn.

 

NguồnMathieu Castex, Carly Daniels và Liet Chim Probiotic Applications in Crustaceans - Aquaculture Nutrition, trang 296 - 297.

 

Dịch bởiKS. Nguyễn Thành Quang Thuận - VPAS JSC