Nhớt bạt ao công nghệ cao – kẻ thù hùng mạnh

Nhớt bạt ao công nghệ cao – kẻ thù hùng mạnh

Mật độ khuẩn cao trong các ao nuôi công nghệ cao tạo nên lớp nhầy nhớt trên bạt, tại các ngóc ngách, trên nền đáy….mà chúng ta quen gọi là “nhớt bạt”. Với những ao nuôi không xử lý tốt nhớt bạt, khả năng mất mùa là rất lớn.

Phần 1 - Khái quát

 

Cách đây 5 năm, khi tôi còn làm việc cho một công ty cung cấp dịch vụ hậu cần thủy sản danh tiếng tại Việt Nam, nhóm kỹ thuật chúng tôi đã triển khai mô hình ương tôm thẻ chân trắng mật độ cao bằng các ao lót bạt 100% với thể tích nhỏ trong nhà kín (từ 30 – 125 m3 nước/bể ương) trước khi sang tôm ra ao thương phẩm (có thể là ao đất hoặc ao lót bạt đáy). Với mật độ ương từ 3.000 – 10.000 tôm post 10 – 12/lit nước, có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết như khí độc phát sinh nhanh, cung cấp khoáng chất thế nào để đảm bảo lột xác và tăng trưởng, xử lý nước thế nào để đảm bảo an toàn sinh học và đạt mục tiêu không nhiễm bệnh chết sớm và “chất nhớt bám trên bạt” luôn là nỗi lo thất bại.

 

Kể từ đó đến nay, mô hình nuôi công nghệ cao ngày càng phát triển. Nuôi tôm trong ao bạt đáy với diện tích 1.000 – 2.000 m3 hoặc các bể tròn 500 khối nước đang dần trở thành một giải pháp kỹ thuật quan trọng giúp tăng cao năng suất trên diện tích nhỏ và hạn chế tối đa dịch bệnh nguy hiểm ngày càng tràn lan nhưng “chất nhớt” đó vẫn luôn là nỗi lo thường trực và luôn cần phải xử lý tích cực.

 

Hiện tại, phần lớn người nuôi công nghệ cao luôn cần phải xử lý nhớt bám bạt bằng cách định kỳ cho công nhân xuống ao chà bạt hàng ngày hoặc dùng các máy móc chuyên dụng để tăng công suất chà bạt. Vấn đề có vẻ được giải quyết nhưng lại nảy sinh các rắc rối khác chẳng hạn như công nhân có thể mang mầm bệnh vào ao tôm, bạt được chà sạch nhưng nhớt thì không mất đi hẳn, nước phải thay lượng lớn hàng ngày để tống khứ một phần nhớt bạt đó và kiểu gì thì nhớt cũng quay trở lại.

 

Phần 2 - Bản chất nhớt bạt là gì và tại sao nó lại có thể gây mất mùa?

 

Ao nuôi bạt đáy không hoàn toàn được đặt trong nhà kín do đó nó vẫn là một môi trường mở nhiều rủi ro và các công đoạn xử lý nước cung cấp cho ao nuôi mật độ cao không chắc được đảm bảo thực sự an toàn sinh học. Điều này có nghĩa là, vi khuẩn gây bệnh cũng có thể xâm nhập vào ao nuôi hoặc hệ thống nuôi dễ dàng, chưa kể nguồn vi khuẩn (vibrio) còn luôn thể đến từ tôm giống. Thật không may, nuôi công nghệ cao với mật độ nuôi ít nhất 200 con tôm/m3 nước phải đối phó với nguồn chất thải lớn, hàm lượng đạm hòa tan cao, lột vỏ hàng ngày nhiều…tất cả những điều đó là nguồn dinh dưỡng lý tưởng, là môi trường sống cao sang, xa xỉ cho vi khuẩn gây bệnh.

 

Mật độ khuẩn cao trong các ao nuôi công nghệ cao tạo nên lớp nhầy nhớt trên bạt, tại các ngóc ngách, trên nền đáy….mà chúng ta quen gọi là “nhớt bạt”. Với những ao nuôi không xử lý tốt nhớt bạt, khả năng mất mùa là rất lớn.

 

Trong thuật ngữ khoa học, lớp nhớt bạt đó chính là biofilm.

 

Biofilm là một cộng đồng các vi khuẩn sống chung trong một ngôi nhà vững chắc. Biofilm rất quan trọng trong thủy sản vì các vi khuẩn cư trú trong biofilm thể hiện đặc điểm rất khác so với cùng loại khi sống tự do trong môi trường. Trong đó, nguy hiểm nhất chính là khả năng đề kháng với khô hạn, khả năng đề kháng với kháng sinh và chất diệt khuẩn, khả năng đột biến và chuyển tải đột biến gen theo chiều ngang lẫn chiều dọc trong cộng đồng biofilm. (1)

 

Biofilm là một hệ thống phức tạp với số lượng vi khuẩn mật độ rất cao 108 đến 1011 tế bào/gam, được bao phủ chắc chắn nhằm giúp cộng đồng vi khuẩn bên trong tăng cường khả năng tương tác, tăng khả năng trao đổi gene và tăng cường đề kháng với những bất lợi từ môi trường kể cả kháng sinh, sát khuẩn.

 

Như vậy, nhớt bạt là một phức hợp vi khuẩn bao gồm phần nhiều là vi khuẩn gây bệnh với mật số lớn. Nó có sức sống mạnh mẽ và khả năng đề kháng gần như vô hạn với mọi giải pháp hóa chất, kháng sinh thông thường, điều này có thể giải thích vì sao nhớt bạt là một trong những thủ phạm gây mất mùa.

 

Phần 3 - Biofilm là kẻ thù hùng mạnh của nghề nuôi thủy sản

 

Phức hợp vi khuẩn vibrio – biofilm càng nguy hiểm hơn khi chúng không chỉ hình thành biofilm trên lớp bạt bờ và đáy ao. Tôm có thể “bới móc” lớp biofilm trên bạt, và vì mật số vi khuẩn cao, chúng hoàn toàn có thể hình thành biofilm ngay cả bên trong đường ruột tôm. Như đã nói ở trên, “vi khuẩn – biofilm” có sức mạnh vô hạn so với những dạng sống tự do trong nước, có độc lực mạnh gấp hàng trăm lần ở thể thông thường, vì thế có thể giải thích được phần nào vì sao khi tôm bị các vấn đề về đường ruột thường chết cấp tính, khó giải quyết hay cứu được bầy tôm.

 

Vibrio parahaemolyticus dùng tiêm mao để bơi đến và móc vào bề mặt, sau đó dùng hai loại lông mao (pili) để bám vào bề mặt đường ruột tôm. Hiện nay, đã có nghiên cứu chứng minh Vibrio harveyi có thể hình thành biofilm trên lớp chitin của bao tử và phần ruột cuối (hindgut) của tôm sú. Vì vậy chúng ta cũng không thể loại trừ khả năng này trên tôm thẻ. Nghiên cứu cũng cho thấy khi các tế bào của biofilm này nhận thấy có đủ số lượng và mật độ nhờ cơ chết giao tiếp quorum sensing, chúng sẽ có khả năng đồng loạt sản sinh ra độc tố và enzyme tấn công tôm và gây bệnh và/hoặc chết hàng loạt. Cả hai loại Vibrio đều sản xuất enzyme ly giải chitin và sử dụng các protein kết dính chitin (chitovibrin), và do đó chúng là loài vi khuẩn chiếm đa số trong đường ruột tôm. (2)

 

Phần 4 - Giải pháp chung để kiểm soát biofilm (3)

 

Các loại kháng sinh và sát khuẩn hiện nay chủ yếu là để tiêu diệt các tế bào tự do chứ không thể diệt hết các tế bào trong biofilm. Do tính chất và tổ chức phức tạp đa dạng của biofilm trong việc đề kháng với các yếu tố bất lợi từ môi trường, công tác hạn chế biofilm cần phải có một chiến lược toàn vẹn và đa chiều. Hiện vẫn chưa có phương pháp nào cụ thể cho tất cả các trường hợp, tuy nhiên có thể kể ra bao gồm:

 

- Dùng các chất hoạt động bề mặt ngăn không cho biofilm hình thành

 

- Sử dụng các chất khuếch tán để tăng hấp thu, tăng vận chuyển thuốc vào sâu trong biofilm

 

- Dùng các chất ức chế quorum sensing ngăn cản không cho vi khuẩn tiết độc tố

 

- Sử dụng enzyme để phá hủy biofilm

 

- Sử dụng vi sinh có lợi để đối kháng với vi sinh tạo biofilm

 

Phần 5 - Giải pháp kỹ thuật của chúng tôi

 

Tại VPAS, chúng tôi và các đối tác giàu kiến thức, kinh nghiệm, luôn tìm cách giải quyết vấn đề nhớt bạt -  thậm chí chúng tôi đã cùng nhau nghiên cứu giải pháp này từ trước khi VPAS được khai sinh - với mong muốn có thể giúp người nuôi thực hành xử lý chúng một cách nhẹ nhàng nhất, an toàn nhất và còn có thể hạn chế thay nước (vì nuôi công nghệ cao thường cần một lượng lớn nước thay thế suốt vụ) để qua đó giảm thiểu việc nạp thêm vi khuẩn gây bệnh vào ao nuôi do khả năng xử lý và nguồn cấp nước hạn chế tại nhiều nơi.

 

Mặc dù kiến thức căn bản của việc khống chế nhớt bạt và xử lý chúng nghe có vẻ đơn giản như đã trình bày ở phần 4, nhưng quá trình thử nghiệm thời điểm đó cho thấy gần như tất cả các sản phẩm vi sinh và enzyme sẵn có trên thị trường không thể đảm nhiệm việc chống lại kẻ thù biofilm hoặc có tác dụng rất hạn chế và/hoặc phải dùng liều rất cao, như vậy người nuôi không thể gánh nổi chi phí.

 

Trải qua nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm tới lui hàng trăm lần ở phòng thí nghiệm và ao nuôi, chúng tôi đã đạt thành công đáng kể và kết quả là 02 sản phẩm sinh học đặc biệt đã được đưa đến cho người nuôi, chúng có thể giúp người nuôi tôm an tâm với cả biofilm trên bạt và ngay trong đường ruột tôm.

 

Chúng tôi gọi đó là Giải pháp VISWORDS, được ghép từ hai từ VISCOUS (nhớt) và SWORD (thanh kiếm) có thể hiểu nôm na là “những thanh kiếm trừ khử biofilm - vibrio”.

 

Cả hai sản phẩm BACILINERESCUE, thành phần trọng tâm là các enzyme đặc hiệu, vi sinh vật hữu ích với tên thông thường mà người nuôi đã dùng nhiều năm qua – Bacillus subtilis -  nhưng chúng khác biệt về chất lượng, sự tinh khiết và sức mạnh. Chúng không được tạo thành bởi sự trộn lẫn đơn giản, chúng được tạo thành bằng con tim, khối óc, lòng nhiệt huyết và nhiều công đoạn phức tạp. Sự chế tạo phức tạp giúp người nuôi triệt phá kẻ thù phức tạp bằng một chiến thuật và hành động động đơn giản.

 

BACILINE (và sản phẩm thế hệ kế tiếp DEWASTE) dùng để tấn công và phòng ngừa nhớt bạt, trong khi đó RESCUE dùng để phòng ngừa biofilm trong ruột và thậm chí cứu hộ cả những trường hợp chết rải rác (không phải do EMS) vì đường ruột tôm có vấn đề không thể hấp thu dưỡng chất, kém ăn, ruột nhỏ, lỏng ruột, phân sống, phân lỏng…..vì biofilm – vibrio hành hạ.

 

Những sản phẩm đặc biệt trên được phối hợp dùng thường xuyên trong vụ nuôi giúp người nuôi tôm giải quyết được vấn đề biofilm khó nhằn, tiết kiệm lao động, tiết kiệm nước, gia tăng khả năng thành công và trên hết cách dùng nó hoàn toàn rất đơn giản như cách dùng một chế phẩm xử lý nước thông thường hoặc một sản phẩm men tiêu hóa quen thuộc mà người nuôi đã dùng nhiều năm qua.

 

 

Trong khi DEWASTE chuyên dùng xử lý nhớt bạt, BACILINE ngoài xử lý nhớt bạt còn có thể phân hủy tốt hữu cơ, cải thiện màu nước nhanh chóng, làm cho nước sạch, sáng hơn, nếu dùng ban đêm nó cũng có thể cắt tảo, giảm tảo và hoàn toàn có thể tham gia hạn chế vibrio gây bệnh trong nước ao nuôi.

 

BACILINE (và DEWASTE) được đóng gói 250 gam/gói. Liều dùng rất thấp, chỉ 100 gam (1 lạng) cho 1.000 m3 nước, các trường hợp nặng hơn có thể dùng liều gấp đôi. Trong khi đó, RESCUE chỉ cần dùng liều 3 -5 gam/kg thức ăn định kỳ và tối đa 7 – 10 gam/kg thức ăn trong các trường hợp cấp cứu hoặc điều trị.

 

Bài viết được thực hiện bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận – VPAS JSC

 

(1), (2), (3) – Trân trọng cám ơn Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Bình đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu biofilm nhớt bạt, bài viết cũng có sử dụng dữ liệu khoa học từ bài biên dịch “Biofilm – pháo đài của vi khuẩn trong nuôi tôm” của thạc sĩ từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.