Bọt trong ao nuôi tôm là yếu tố bất lợi

Bọt trong ao nuôi tôm là yếu tố bất lợi

Váng bọt trong ao nuôi tôm - đặc biệt là các ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao và các ao nuôi tôm chân trắng trong ao bạt 100% - là hiện tượng rất thường gặp. Trong các ao nuôi đất, hiện tượng váng bọt ít gặp và thường dễ xử lý hơn vì luôn tồn tại hệ vi sinh vật đất, trên nền đáy đất và các phản ứng lý hóa tương tác với nền đất, góp phần hạn chế bớt tình trạng bọt trong ao.

Váng bọt trong ao nuôi tôm - đặc biệt là các ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao và các ao nuôi tôm chân trắng trong ao bạt 100% - là hiện tượng rất thường gặp. Trong các ao nuôi đất, hiện tượng váng bọt ít gặp và thường dễ xử lý hơn vì luôn tồn tại hệ vi sinh vật đất, trên nền đáy đất và các phản ứng lý hóa tương tác với nền đất, góp phần hạn chế bớt tình trạng bọt trong ao.

 

Người nuôi tôm lâu năm, nhiều kinh nghiệm dễ nhận thấy rằng sự xuất hiện bọt trong ao luôn đi kèm với các trạng thái môi trường bất lợi khác (có thể xuất hiện trước hoặc sau khi có bọt) chẳng hạn như tảo tàn, khi sử dụng hóa chất, chất hữu cơ lơ lững quá nhiều, phát sáng nước…Gần như tất cả các trường hợp váng bọt trong ao đều cho thấy “cảm giác” nước “nhớt" hơn hoặc “kẹo" hơn và sức khỏe, sức ăn tôm không tốt hoặc gặp phải các sự cố sau đó một thời gian.

 

NHẬN DIỆN CÁC LOẠI BỌT TRONG AO NUÔI 

 

Về cơ bản, chỉ có vài loại bọt nước trong ao được nhận diện đơn giản như sau:

 

- Loại mau tan, không gây ảnh hưởng cho môi trường hoặc ao tôm: là loại bọt do các thiết bị sục khí tạo ra hoặc do hoạt động quạt nước hòa tan oxy vào nước tạo ra ngay trên dòng chảy và nhanh chóng tan ngay sau đó hoặc các dãy bọt không kéo dài và di chuyển vòng vòng khắp ao. Loại bọt này thường rất mau tan và có màu trắng.

https://aseco.com.vn/

 

Hình 1 - Bọt nước tạo ra bởi hoạt động quạt nước trong ao nuôi sạch

 

- Bọt hình thành do hoạt động sử dụng hóa chất: Thông thường các hóa chất sử dụng trong ao tôm luôn tạo ra bọt khi ứng dụng, ngoài việc tạo ra bọt, chúng cũng tạo ra sức căng bề mặt nước ao khác biệt tại thời điểm dùng hóa chất, hiện tượng này rất dễ quan sát thấy sự biến đổi trạng thái bề mặt nước khi dùng hóa chất. Loại bọt này nhanh tan hay chậm tan tùy thuộc vào từng loại hóa chất sử dụng và liều lượng dùng. Tuy vậy, chúng cũng sẽ tan hết sau 1 – 2 giờ đồng hồ.

 

- Saponin cũng là hoạt chất tạo ra bọt khi sử dụng: Dùng saponin diệt tạp hoặc kích lột (không khuyến khích áp dụng) cũng tạo bọt, vì hoạt chất saponin có tính xà phòng.

 

- Bọt có màu, gây bất lợi cho môi trường và tôm nuôi: Loại bọt này thường lâu tan cho đến rất lâu tan và thường có màu đặc trưng là nâu, đen từ nhạt đến sậm. Có nhiều nguyên nhân tạo ra bọt này chẳng hạn sụp tảo đột ngột, cho ăn dư thừa, phân tôm nhiều do không xi phông tốt…Nói chung, bọt màu lâu tan là một tập hợp vật chất hữu cơ lơ lửng hoặc không mong muốn. Sự tồn tại của chúng là chỉ thị chất lượng nước nuôi – môi trường sống của tôm - đang kém dần. Có thể so sánh liên tưởng nó như cách mà chúng ta đang sống trong môi trường xung quanh có chất lượng không thật sự làm ta thoải mái.

 

 

 

Hình 2 và 3  - Bọt nước do ô nhiễm hữu cơ

 

CHẾ PHẨM VI SINH DÙNG TRONG AO CÓ TẠO RA BỌT HAY KHÔNG?

 

Nhiều người nuôi vẫn nghĩ rằng khi dùng vi sinh (probiotics) có lợi trong ao nuôi thì nước ao phải xuất hiện bọt, bọt càng nhiều thì càng chỉ ra rằng vi sinh hiệu quả và có hoạt động. Điều này không đúng, vì vi sinh chất lượng, hiệu quả thường làm sạch hữu cơ, kể cả hữu cơ hòa tan vì chúng dùng hữu cơ làm thức ăn để tăng sinh khối.

 

Một sản phẩm vi sinh hiệu quả phải cho ra kết quả là nước giảm bọt nhanh chóng (nếu có trước đó), không tạo ra bọt có màu lâu tan mới. Về mặt cảm quan, người nuôi sẽ thấy nước sạch hơn, trong hơn, “tơi” hơn, không có độ nhớt và xử lý được cả hữu cơ bám trên bề mặt bạt, vó (sàng ăn), các cánh quạt, bề mặt đường ống và thậm chí cả nhớt bạt (biofilm) (click vào đây để xem thêm về nhớt bạt). Điều đó chứng tỏ, vi sinh trong sản phẩm sống được, thích nghi và phát triển tốt khi sử dụng.

 

Một sản phẩm vi sinh sau khi xử dụng mà không làm hết bọt nhanh chóng, không làm sạch được nước và các bề mặt dụng cụ, bạt… khác trong ao và sức khỏe, sức ăn tôm không cải thiện thì điều đó có nghĩa là sản phẩm không chất lượng hoặc chúng được sử dụng không đúng cách.

 

XỬ LÝ VÁNG BỌT THẾ NÀO?

 

Để khống chế và xử lý bọt có hại trong ao, biện pháp căn bản nhất là thay nước liên tục (kết hợp xi phông) cho đến khi hết bọt. Hoạt động thay nước là hoạt động pha loãng hàm lượng hữu cơ hòa tan trong ao. Biện pháp này đơn giản nhưng chưa chắc an toàn và dễ thực hiện nếu như nguồn nước tại khu vực trang trại không dồi dào hoặc luôn được sẵn sàng.

 

Các biện pháp khác như tăng cường quạt, đánh hóa chất làm tan bọt (nhờ giảm độ nhớt nước) hoặc vớt bỏ bọt hàng ngày hàng giờ đều không phải là biện pháp có tác dụng dài lâu vì cái căn bản tạo ra bọt bất lợi – như đã nói ở trên – là do vật chất hữu cơ không mong muốn tạo thành thì không được xử lý triệt để.

 

Biện pháp sử dụng vi sinh hoặc vi sinh kết hợp enzyme là biện pháp hữu hiệu và lâu dài nhất.

 

GIẢI PHÁP TRIỆT ĐỂ CỦA VPAS

 

Hiểu được những bất lợi và khó khăn của nghề nuôi tôm và các sự cố thường gặp phải trong ao nuôi có thể dẫn đến mất mùa, VPAS luôn mang đến cho người nuôi những sản phẩm chất lượng cao mà khi dùng chúng, người nuôi có thể thấy ngay kết quả sau đó căn cứ vào quan sát chất lượng nước, sức khỏe tôm, sức ăn của tôm và màu sắc, hoạt động của chúng.

 

Các sản phẩm BACILINE, DEWASTE là những sản phẩm sinh học ngoài công dụng thông thường như phân hủy nhanh hữu cơ, cạnh tranh sinh học, hạn chế vi khuẩn gây bệnh, chúng còn giúp người nuôi nhanh chóng giải quyết bọt bất lợi phát sinh trong ao và khống chế hoàn toàn nhớt bạt đáy, bạt bờ đối với trường hợp nuôi công nghệ cao.

 

Dùng BACILINE hoặc DEWASTE định kỳ kết hợp quản lý thức ăn, quản lý ao chặt chẽ giúp tôm luôn có môi trường sống sạch, gần như không xuất hiện váng bọt bất lợi suốt vụ và không cần phải tốn nhiều công sức cho việc chà bạt để loại bỏ nhớt.

 

Việc khống chế được vật chất hữu cơ, khống chế được bọt bất lợi, nhớt bạt….giúp tôm luôn khỏe mạnh, tăng đề kháng, tăng sức ăn ….là góp phần giúp người nuôi hạn chế rất nhiều chi phí thuốc và hóa chất khác, đồng thời có thể rút ngắn được vụ nuôi nhờ tôm mau lớn và giảm đáng kể chi phí thức ăn. Vì vậy, sử dụng BACILINEDEWASTE cũng là cách đầu tư hợp lý về chi phí của mùa vụ.

 

 

 

Kính chúc bà con nuôi tôm có những vụ mùa thắng lợi.

 

Bài viết được thực hiện bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận – VPAS JSC