Lắng đọng khoáng trên tôm thẻ chân trắng

Lắng đọng khoáng trên tôm thẻ chân trắng

Các thông số chất lượng nước luôn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe của tôm thẻ chân trắng nuôi trong ao. Người nuôi tại Việt Nam và nhiều nước châu Á đã từng sử dụng nước ngầm nhiễm mặn để nuôi tôm và chống được bệnh trong nhiều trường hợp vì nguồn nước ngầm không chứa các mầm bệnh ngoại lai.

Canxi (Ca), kali (K) và magiê (Mg) là các ion quan trọng nhất đối với sự sống của tôm. Thiếu bất kỳ ion nào trong số này đều có thể hạn chế sự phát triển của tôm, tuy nhiên thiếu K là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tôm nuôi. Cần lưu ý rằng mặc dù mức Ca cao dường như cũng cần thiết, nhưng tỷ lệ Ca: K, khoảng 1: 1 trong nước biển, cũng rất quan trọng. Ở những vùng nước có tỷ lệ Ca: K cao, việc bổ sung K để giảm tỷ lệ này là việc hữu ích cần làm.

 

Alagarsamy Sakthivel, Periyasamy Selvakumar và Ayyaru Gopalakrishnan trong bài viết đăng trên Journal of Aquaculture cho biết có sự khác biệt cơ bản giữa các ao nuôi sử dụng các nguồn nước khác nhau. Trong nghiên cứu của mình, các tác giả cho thấy ao nuôi được lấy nước từ giếng khoan có độ kiềm cao, khoảng 275 - 399 ppm, khoáng bắt đầu lắng đọng trên các bộ phận của tôm từ ngày nuôi thứ 75.

 

 

Hình một con tôm bị lắng đọng khoáng chất nghiêm trọng trên cơ thể.

 

Sự lắng đọng khoáng này được nhìn thấy ở tất cả các bộ phận của tôm trên bao gồm cả mắt và các khoang mang bên trong sau khi thu hoạch, 42% tôm có lớp lắng đọng này trong ao nuôi lấy nước mặn từ giếng khoan. Giai đoạn đầu lớp khoáng trên tôm có màu vàng nhạt, phân tích nguyên tố xác định các thành phần chính có trong mẫu là Mangan, Natri, Clo, Magie, Nhôm, Silica, Sắt và Canxi. Tỷ lệ sống của tôm trong ao là 79%.

 

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nếu người nuôi sử dụng nước ngầm mặn nuôi tôm có độ kiểm cao thì nên chú trọng pha loãng nước để giảm độ kiềm, chú ý cân bằng Canxi, Kali và Magie để tránh tình trạng lắng đọng khoáng chất trên cơ thể tôm làm hạn chế sự phát triển.

 

 

Hình lắng đọng khoáng chất trên râu tôm (nhìn dưới kính hiển vi)

 

Theo Journal of Aquaculture