Giống tôm thẻ chân trắng - Vài điều cần biết

Giống tôm thẻ chân trắng - Vài điều cần biết

Viện Hải Dương Học Hawai là một trong những nơi đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và phát triển nuôi thương mại tôm chân trắng bố mẹ, các quốc gia khác (trong đó có Việt Nam) mua các đàn giống bố mẹ này và sinh sản ra những đàn tôm giống để thả nuôi trong các ao nuôi tôm thịt.

Viện Hải Dương Học Hawai là một trong những nơi đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và phát triển nuôi thương mại tôm chân trắng bố mẹ, các quốc gia khác (trong đó có Việt Nam) mua các đàn giống bố mẹ này và sinh sản ra những đàn tôm giống để thả nuôi trong các ao nuôi tôm thịt.

 

Khác với tôm sú, con giống được sản xuất từ những con bố mẹ đánh bắt ngoài tự nhiên, tôm chân trắng được sản xuất từ những con bố mẹ “nhân tạo”. Điều này có nghĩa là tôm chân trắng bố mẹ được tuyển chọn từ tự nhiên ở nhiều vùng khác nhau, nuôi gia hóa qua nhiều thế hệ trong những điều kiện nghiêm ngặt để tạo ra những dòng tôm bố mẹ sạch bệnh và có những đặc điểm di truyền nổi bật.

 

Viện Hải Dương Học Hawai là một trong những nơi đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và phát triển nuôi thương mại tôm chân trắng bố mẹ, các quốc gia khác (trong đó có Việt Nam) mua các đàn giống bố mẹ này và sinh sản ra những đàn tôm giống để thả nuôi trong các ao nuôi tôm thịt.

 

Có hai loại giống bố mẹ cơ bản là: Giống sạch bệnh ( Specific Pathogen Free – SPF) và giống kháng bệnh (Specific Pathogen Resistant – SPR).

 

Giống sạch bệnh – SPF (Specific Pathogen Free) : là giống không mang mầm bệnh của các loại bệnh do virus nguy hiểm như đốm trắng (WSSV), Taura (TSV), đầu vàng (YHV), bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV) và một số bệnh khác.

 

Tôm bố mẹ sạch bệnh phải trải qua quá trình kiểm dịch, cách ly và sàng lọc bệnh nghiêm ngặt khi nuôi dưỡng để đảm bảo rằng tôm không nhiễm các loại mầm bệnh trên.

 

Tôm được gọi là SPF đích thực khi và chỉ khi những con tôm đó được sản xuất tại những cơ sở nuôi an toàn sinh học, được kiểm tra nhiều lần và chỉ được nhận định là sạch mầm bệnh thông qua việc sử dụng rất nhiều các qui tắc quan trắc và có nguồn gốc từ những tôm bố mẹ được nuôi với những qui tắc phát triển số lượng bố mẹ nghiêm ngặt.

 

Giống kháng bệnh – SPR (Specific Pathogen Resistant): là giống được tạo ra thông qua một chương trình gây giống đặc biệt nhằm tăng khả năng kháng bệnh đối với một loại virus nhất định (chẳng hạn như virus gây bệnh Taura).

 

Tôm kháng bệnh (SPR) không phải là tôm sạch bệnh (SPF) vì chúng cũng có thể mang các mầm bệnh khác và ngược lại.

 

Zalo

 

Con giống là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định đến thành công của vụ nuôi, trước đây khi Việt Nam mới bắt đầu nuôi tôm chân trắng, do sự khan hiếm cũng như những nghiên cứu chưa đầy đủ về kỹ thuật nuôi loài này nên người nuôi thường thả giống cỡ PL 8 – PL 10. Giống chất lượng tốt sẽ đạt đến trọng lượng 10 g/con trong khoảng thời gian 60 – 65 ngày tuổi và đạt 20 gam/con trong 90 ngày nuôi.

 

Người nuôi nên thả giống cỡ PL 10 – PL 12, tốt nhất là PL 12, vì ở kích cỡ này tôm giống chân trắng mới đạt đến sự phát triển hoàn thiện.

 

Các kỹ thuật chọn giống tôm chân trắng hầu như tương tự như chọn giống tôm sú, tuy nhiên để phân biệt các cỡ giống khác nhau, người nuôi cần có một kính lúp để quan sát và qua đó có thể xác định được cỡ giống cần thả.

 

Các xác định cỡ giống đơn giản nhất là: đếm số gai trên chủy và nhân với 3, ta biết được cỡ giống là bao nhiêu (xem hình minh họa bên dưới):

 

- Nếu có 03 gai phát triển hoàn chỉnh trên chủy thì cở giống là PL9 vì 03 gai x 3 = 9

 

- Nếu gai thứ tư vừa mới như có thể ước lượng cỡ giống là PL10 và PL 11

 

- Khi gai thứ 04 phát triển hoàn chỉnh thì giống thuộc cỡ PL 12 vì 04 gai x 3 = 12

 

Zalo

 

Zalo

 

Nguồn hình ảnh: Dr. Chalor Limsuwan 

 

Tài liệu tham khảoFAO – Du nhập tôm chân trắng (Penaeus vannamei) và tôm xanh Nam Mỹ Penaeus stylirostris vào châu Á Thái Bình Dương – RAP Publication 2004/10

 

Bài viết được thực hiện bởi : KS. NGUYỄN THÀNH QUANG THUẬN - VPAS JSC