Cá hiếm khi có trong thực đơn ở các quốc gia nào?

Cá hiếm khi có trong thực đơn ở các quốc gia nào?

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, cá là “nguồn protein động vật và vi chất dinh dưỡng có khả năng tiếp cận cao và giá cả phải chăng”

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, cá là “nguồn protein động vật và vi chất dinh dưỡng có khả năng tiếp cận cao và giá cả phải chăng”, cá và các động vật biển khác đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng và an ninh lương thực trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các khu vực ven biển. Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn về mức tiêu thụ cá và các loại hải sản khác bình quân đầu người, vì lý do văn hóa hoặc đơn giản là về mặt địa lý.

 

Không có gì đáng ngạc nhiên, các quốc gia có mức tiêu thụ cao nhất bao gồm các quốc gia ven biển như Iceland hay Maldives, nơi người dân tiêu thụ trung bình hơn 80 kg thực phẩm thủy sản mỗi năm. Bồ Đào Nha, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng nằm trong danh sách những người yêu thích cá, trong khi các quốc gia không giáp biển như Afghanistan, Ethiopia và Tajikistan nằm ở cuối bảng xếp hạng với mức tiêu thụ cá bình quân đầu người dưới 1 kg mỗi năm.

 

Mức tiêu thụ cá và hải sản khác trung bình toàn cầu đạt mức cao kỷ lục 20,5 kg vào năm 2019, tiếp tục xu hướng tăng liên tục từ 9,9 kg của thập niên 60 lên 11,4 kg thập niên 70,  12,5 kg thập niên 80, 14,4 kg những năm 2000 và 19,6 kg trong những năm 2010 - 2019. 

 

Để đáp ứng nhu cầu tăng vọt mà không làm cạn kiệt nguồn cá, nuôi trồng thủy sản, tức là cá và động vật biển được nuôi và thu hoạch thay vì đánh bắt ngoài tự nhiên, đã đóng vai trò ngày càng lớn trong nguồn cung toàn cầu, chiếm gần một nửa sản lượng của thế giới vào những năm 2020s.

 

Infographic: Where Fish Is (Rarely) on the Menu | Statista

 

Theo https://www.statista.com/chart/28786/per-capita-consumption-of-fish-and-seafood/