(2) RAS – Thiết lập từng bước

(2) RAS – Thiết lập từng bước

Trong một hệ thống tuần hoàn, nước được xử lý liên tục để loại bỏ các chất thải do cá bài tiết ra, và bổ sung thêm oxy vào hệ thống để giữ cho cá khỏe mạnh, tăng trưởng. Một hệ thống tuần hoàn trên thực tế khá đơn giản. Từ đầu ra của nước, dòng chảy, đến bộ lọc cơ học và tiếp theo là bộ lọc sinh học trước khi nó được sục khí để loại bỏ carbon dioxide và quay trở lại bể. Đây là nguyên tắc cơ bản của tuần hoàn.

Một số trang bị khác có thể được bổ sung vào hệ thống, chẳng hạn như ôxy được bổ sung bằng ôxy nguyên chất, tia cực tím hoặc khử trùng bằng ozon, tự động điều chỉnh độ pH, trao đổi nhiệt, khử nitơ, …. tùy thuộc vào các yêu cầu cụ thể khác nhau.

 

Cá nuôi trong hệ thống tuần hoàn được cho ăn nhiều lần trong ngày. Thức ăn được ăn và tiêu hóa được sử dụng trong quá trình trao đổi chất của cá, cung cấp năng lượng và dinh dưỡng để tăng trưởng. Oxy (O2) đi vào cơ thể cá qua mang, sản xuất năng lượng và phân hủy protein, từ đó carbon dioxide (CO2) và amoniac (NH3) được tạo ra như là chất thải. Thức ăn không tiêu hóa được thải vào nước dưới dạng phân, chất rắn lơ lửng (SS) và chất hữu cơ. Carbon dioxide và amoniac được bài tiết từ mang vào nước. Vì vậy, cá tiêu thụ oxy và thức ăn, và kết quả là nước trong hệ thống bị ô nhiễm với phân, khí cacbonic và amoniac.

 

Sơ đồ hệ thống nuôi tuần hoàn: Từ bể cá tròn ra rồi đến lọc cơ học, lọc sinh học, khử khí, làm giàu oxy và sát trùng bằng tia cực tím

 

Hệ thống nuôi tuần hoàn cần được cho ăn thức ăn tổng hợp, không dùng thức ăn như cá tạp vì dễ ô nhiễm hệ thống và mang mềm bệnh vào. Việc sử dụng thức ăn khô là an toàn và cũng có lợi thế của việc được thiết kế để đáp ứng nhu cầu sinh học chính xác của cá. Thức ăn khô được cung cấp ở các kích cỡ viên khác nhau phù hợp với bất kỳ giai đoạn nào của cá.

 

Thức ăn chất lượng cao nên được sử dụng trong hệ thống tuần hoàn để giúp tối ưu hóa tăng trưởng và hạn chế ô nhiễm nước. Thức ăn chất lượng cao giúp tối đa hóa sự hấp thụ protein và do đó giảm thiểu sự bài tiết amoniac vào nước.

 

Môi trường trong bể nuôi cá phải đáp ứng được nhu cầu của cá, cả về chất lượng nước và thiết kế bể. Chọn thiết kế bể phù hợp, chẳng hạn như như kích thước và hình dạng, độ sâu nước, khả năng tự làm sạch, v.v. vì các yếu tố này đều có tác động đến năng suất của các loài được nuôi

 

Nếu cá sống ở tầng đáy, nhu cầu về diện tích bề mặt bể là quan trọng nhất, và độ sâu của nước, tốc độ của dòng nước có thể được hạ thấp (cá bơn, hoặc các loài cá dẹt khác), trong khi các loài sống nổi như cá mòi sẽ được hưởng lợi từ lượng nước lớn hơn và cho thấy hiệu suất được cải thiện ở tốc độ cao hơn của dòng nước.

 

Trong bể tròn hoặc bể vuông với các góc được bo tròn, cột nước sẽ di chuyển theo vòng tròn hướng về trung tâm, do vậy mà khả năng tự làm sạch của hệ thống sẽ tốt hơn.  Với các hệ thống bể dạng mương nước chảy thì việc loại bỏ vật chất hữu cơ không thật sự hữu hiệu. Mặc khác, hiệu quả làm sạch bể phụ thuộc nhiều vào hoạt động của cá hơn là vào cách thức thiết kế bể.

 

Bể hình tròn chiếm nhiều không gian hơn so với mương, điều này làm tăng thêm chi phí xây dựng. Bằng cách bo tròn góc các bể vuông hoặc cắt góc thảnh hình thức thiết kế bể hình bát giác sẽ mang đến khả năng sử dụng không gian tốt hơn là bể tròn, đồng thời cũng giúp tạo ra các tác động tích cực của dòng chảy như bể tròn.

 

 

Điều quan trọng cần lưu ý là xây dựng bể lớn nên luôn ưu tiên bể tròn vì đây là thiết kế mạnh nhất và cách làm bể chứa rẻ nhất.

 

Một loại bể kết hợp giữa bể tròn và mương được gọi là “D-end raceway” cũng kết hợp hiệu ứng tự làm sạch của bể tròn với việc sử dụng không gian hiệu quả của mương. Tuy nhiên, trên thực tế loại bể này ít khi được sử dụng, có lẽ vì việc lắp đặt bể chứa cần thêm công và các thói quen mới trong quản lý.

 

 

Bể nuôi kiểu "D - end raceway"

 

Mức oxy cho cá là rất quan trọng và được thường được giữ ở mức cao bằng cách tăng mức oxy trong nước cấp vào bể. Phun trực tiếp oxy tinh khiết vào bể bằng cách sử dụng bộ khuếch tán có hiệu quả thấp hơn và tốn kém. Kiểm soát và điều chỉnh nồng độ oxy trong các bể tròn hoặc các bể có hình dạng tương tự là tương đối dễ dàng vì cột nước được trộn liên tục làm cho hàm lượng oxy hầu như giống nhau ở bất cứ điểm nào trong bể.

 

Bể nuôi theo hệ thống tuần hoàn thường được gắn các cảm biến đo mực nước, hàm lượng oxy, nhiệt độ để kiểm soát hoàn toàn trang trại. Cũng cần xem xét lắp đặt bộ khuếch tán để cung cấp oxy trực tiếp vào mỗi bể trong trường hợp khẩn cấp.

 

Hình trống lọc của CM Aqua

 

Theo: Jacob Bregnballe – A guide to Recirculation Aquaculture

 

Biên dịch: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận – VPAS JSC