(1) RAS – Giới thiệu

(1) RAS – Giới thiệu

Nuôi trồng thủy sản tuần hoàn là công nghệ nuôi cá hoặc các sinh vật sống dưới nước bằng cách tái sử dụng nước trong sản xuất. Công nghệ áp dụng trong hệ hống nuôi tuần hoàn là dựa vào việc sử dụng các bộ lọc cơ học, sinh học. Phương pháp này, về nguyên tắc là có thể sử dụng được cho bất kỳ loài thủy sản nào như cá, tôm, nghêu, …

Tuy vậy, công nghệ tuần hoàn chủ yếu được sử dụng trong nuôi cá, và các bài hướng dẫn này là dành cho những người nuôi cá.

 

Hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn (Recirculation aquaculture system - RAS) dùng để nuôi cá cung cấp cho thị trường thương mại với số lượng lớn, nó cũng được dùng trong nghiên cứu và cả việc nuôi các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

 

Tuần hoàn có thể được thực hiện ở các cường độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nước được tuần hoàn hoặc tái sử dụng. Các trang trại nuôi siêu thâm canh được lắp đặt trong một tòa nhà cách nhiệt khép kín sử dụng ít hơn 300 lít nước mới - thậm chí ít hơn – tính trên mỗi kg cá được sản xuất mỗi năm.

 

 

Hình một hệ hống RAS ngoài trời (nguồn: https://eurofishmagazine.com)

 

Một số các hệ thống khác là các trang trại ngoài trời nuôi theo kiểu truyền thống được sửa chữa lại thành các hệ thống tuần hoàn bằng cách sử dụng khoảng 3 m3 nước mới cho mỗi kg cá được sản xuất mỗi năm. Một hệ thống truyền thống cho cá hồi (trout) thường sử dụng khoảng 30 m3 nước mới cho mỗi kg cá được sản xuất mỗi năm. Ví dụ, tại một trang trại cá sản xuất 500 tấn cá/năm, nước mới được sử dụng sẽ là 17 m3/giờ (h), 171 m3/h và 1.712 m3/h tương ứng, đó là một sự khác biệt rất lớn.

 

 

Hình một hệ hống RAS trong nhà (nguồn: https://eurofishmagazine.com)

 

Một cách để tính mức độ tuần hoàn là sử dụng công thức:

 

Dòng tuần hoàn bên trong /(Dòng tuần hoàn bên trong + lượng nước mới) x 100

 

Bảng so sánh mức độ tuần hoàn ở các cường độ khác nhau so với các cách đo tốc độ tuần hoàn khác. Các tính toán dựa trên một ví dụ một hệ thống sản xuất 500 tấn/năm với tổng lượng nước là 4.000 m3, trong đó thể tích bể cá là 3.000 m3.

 

 

Nhìn từ quan điểm môi trường, việc sử dụng hạn chế nước mới trong hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn là rất có lợi vì có nhiều vùng, nguồn nước rất hạn chế và nó là tài nguyên. Ngoài ra, RAS cũng ít xả thải hơn ra mô trường ngoài, thậm chí là ít hơn rất nhiều so với các trang trại nuôi thủy sản truyền thống. Do đó, hệ thống nuôi RAS trở nên thân thiện hơn với môi trường nhưng hoàn toàn khả thi về mặt thương mại. Các chất dinh dưỡng từ trang trại nuôi cá có thể được sử dụng làm phân bón trên đất canh tác nông nghiệp hoặc làm cơ sở cho việc sản xuất khí sinh học.

 

Điều thú vị nhất của RAS là việc sử dụng hạn chế nước mang lại lợi ích cho sản xuất bên trong trại cá. Nuôi cá truyền thống hoàn toàn phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài như nhiệt độ nước của sông, độ sạch của nước, mức oxy, rác thải trong nguồn nước …. Trong một hệ thống tuần hoàn, các các yếu tố đó được loại bỏ hoàn toàn hoặc một phần, tùy thuộc vào mức độ tuần hoàn và việc xây dựng trang trại.

 

RAS cho phép người nuôi kiểm soát tất cả các thông số trong qui trình và kỹ năng của người nuôi để vận hành hệ thống, tự bản thân nó cũng trở nên hết sức quan trọng, tương tự như cách mà người nuôi nâng niu chăm sóc cá.

 

Việc kiểm soát hoàn toàn các thông số của hệ thống giúp mang lại sự ổn định và điều kiện tối ưu cho động vật thủy sản nuôi vì vậy mà chúng tăng trưởng tốt hơn. Các điều kiện như vậy giúp người nuôi có thể dự đoán chính xác các thông số về tăng trưởng ở một giai đoạn và thu hoạch. Ưu điểm chính của các ưu thế này người nuôi có thể lập kế hoạch sản xuất chính xác cho trang trại của mình.

 

 

Hình một hệ thống RAS dành cho nuôi tôm tại Trung Quốc (Nguồn: https://www.undercurrentnews.com)

 

Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng khác của hệ thống RAS là nó cung cấp cho người nuôi khả năng kiểm soát bệnh rất cao. Nguy cơ xâm nhập mầm bệnh từ bên ngoài giảm đáng kể nhờ việc tái sử dụng nước ngay trong hệ thống.

 

Trong thực tế, có nhiều hệ thống RAS không có bất kỳ phát sinh nào về bệnh, và việc sử dụng thuốc, hóa chất cũng giảm đáng kể vì lợi ích của sản xuất và môi trường. Để đạt đến cấp độ này, việc thực hành tất nhiên là điều quan trọng vô cùng.

 

Người nuôi phải cẩn thận về nguồn giống ban đầu mang về trang trại của mình. Nhiều bệnh xâm nhập vào hệ thống thông qua con đường này. Cách tốt nhất để hạn chế tối đa bệnh xâm nhập là nuôi từ trứng thay vì cá con vì trứng có thể được khử trùng hoàn toàn một cách dễ dàng.

 

Nuôi trồng thủy sản đòi hỏi kiến ​​thức, kỹ năng nuôi và chăm sóc tốt, kiên trì và đôi khi cả thần kinh thép. Chuyển từ nuôi cá truyền thống sang nuôi cá trong mô hình tuần hoàn nước làm cho nhiều thứ trở nên dễ dàng hơn, tuy nhiên đồng thời nó cũng đòi hỏi những kỹ năng mới và và đầu tư lớn hơn.

 

Để thành công trong loại hình nuôi trồng thủy sản khá tiên tiến này, người nuôi cần hướng dẫn, đào tạo và cũng cần đào tạo ra những nhân công am hiểu và lành nghề.

 

 

Một hệ thống nuôi tôm theo mô hình RAS tại Israel (Nguồn: https://www.fishfarmingexpert.com)

 

Theo: Jacob Bregnballe – A guide to Recirculation Aquaculture

 

Biên dịch: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận – VPAS JSC