Vì sao Brazil dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam?

Vì sao Brazil dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam?

Brazil dừng nhập khẩu cá rô phi (tilapia) từ Việt Nam do phát hiện nguy cơ dịch bệnh do Tilapia lake virus (TiLV) - một loại virus gây bệnh cho loại cá này.

Tilapia lake virus (TiLV) gây bệnh ở cá rô phi được phát hiện lần đầu tiên tại Israel năm 2014. Dịch bệnh do TiLV gây ra trên cá rô phi là dịch bệnh nguy hiểm, khi lây lan sẽ rất nhanh và mạnh, làm thiệt hại lớn về sản xuất và kinh tế của người chăn nuôi, ảnh hưởng tới môi trường sống.

 

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu cá rô phi Việt Nam năm 2023 đạt hơn 6 triệu USD, giảm 42% so với năm 2022.

 

Liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá rô phi từ Việt Nam với 2 triệu USD, giảm 34% so với năm 2022. Trong số đó, Hà Lan đóng góp gần một nửa tổng xuất khẩu cá rô phi Việt Nam sang thị trường EU. Năm 2023, lũy kế xuất khẩu cá tra sang Hà Lan đạt hơn 1 triệu USD, tăng 10% so với năm 2022.

 

BỆNH TILAPIA LAKE VIRUS (TiLV)

 

Đứng sau EU, Mỹ tiêu thụ gần 1 triệu USD trong năm 2023, giảm 71% so với năm trước đó. Cá rô phi đông lạnh là sản phẩm được ưa thích của người tiêu dùng tại Mỹ.

 

Trung Quốc là nguồn cung cá rô phi lớn nhất thế giới và cũng là nguồn cung lớn nhất cho Mỹ. Cá rô phi Việt Nam tại Mỹ đang phải cạnh tranh gay gắt với cá rô phi Trung Quốc bởi giá trung bình của Việt Nam cao hơn nhiều.

 

Ngoài ra, xuất khẩu cá rô phi Việt Nam sang một số thị trường khác cũng chứng kiến tăng trưởng âm như: Nhật Bản giảm 62%, Bỉ giảm 56%, Italy giảm 38%, Anh giảm 85%...

 

"Cá rô phi là một loài nuôi phát triển nhanh với sản lượng tăng. Hiện nay, sản phẩm cá rô phi có nguồn gốc từ Trung Quốc và Đài Loan đang chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cá rô phi Việt Nam còn khiêm tốn, tuy nhiên có xu hướng tăng trưởng tích cực trong vài năm trở lại đây", Vasep đánh giá.

 

Theo znews.vn