Nuôi tôm chân trắng siêu thâm canh
Nghề nuôi tôm tại Brazil đã trải qua một loạt các tiến bộ công nghệ từ những năm ở thập niên 80 đến nay. Năm 2003, mật độ tôm nuôi đã có thể đạt trên 50 con/mét vuông, năng suất gần 4.000 kg/ha/vụ.
Công nghệ nuôi siêu thâm canh hiện đang được thực hiện tại một số trang trại ở vùng Đông Bắc của Brazil. Không giống như nuôi thâm canh trên ao đất, các hệ thống này sử dụng ao có diện tích hình vuông hoặc hình chữ nhật từ 2.500 đến 4.000 mét vuông, độ sâu từ 1,8 đến 3,0 mét, với đáy được lót bằng polyethylene (HDPE), mật độ nuôi cao và được trang bị hệ thống thoát nước trung tâm.
Các hệ thống nuôi mới này cũng có thể có thê hệ thống tái sử dụng nước, đặt trong nhà, cũng có thể có cấu trúc PVC, gỗ hoặc kim loại mạ kẽm, được phủ bằng màng nửa trong suốt hoặc mờ đục. Tôm được cho ăn nhiều lần trong ngày bằng cách cho ăn thủ công hoặc sử dụng khay cho ăn, sử dụng tốc độ sục khí cơ học cao (20 đến 30 mã lực/ha), mật độ thả ban đầu từ 120 đến 300 con trên một mét vuông và năng suất có thể đạt tới 25.000 kg/ha/vụ hoặc cao hơn.
Gần đây, có nhiều hệ thống siêu thâm canh kết hợp tuần hoàn nước (RAS), sử dụng nhiều vi sinh và không thay nước nhiều. Nguyên tắc cơ bản của RAS là xử lý nước thải thông qua một loạt các quy trình, có thể bao gồm lọc vật lý và cơ học, lọc sinh học, khử trùng và oxy hóa trước khi đưa nước đã xử lý trở lại hệ thống nuôi.
Bài viết này trình bày kết quả của ba thử nghiệm hệ thống nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh được thực hiện tại các cơ sở nghiên cứu của LABOMAR, sử dụng các bể tròn, vận hành với sự thay nước tối thiểu hoặc trong một hệ thống lai với việc tái sử dụng nước hoàn toàn theo mô hình RAS.
Bảng thử nghiệm nuôi siêu thâm canh như bên dưới
Trước khi thả tôm, nước trong bể đã được chuẩn bị để tạo nên môi trường với sự vượt trội của vi khuẩn dị dưỡng và nitrat hóa. Nước được chuẩn bị bằng cách cho vào mỗi bể 8,8 gam/m3 thức ăn cho tôm có 35% protein thô cùng với 10 gam/m3 mật rỉ đường. Trong thử nghiệm 3, rỉ đường được sử dụng kết hợp với chế phẩm sinh học lên men bao gồm bã gạo và men sống (cộng sinh). Quy trình này được lặp lại ba lần một tuần trong tháng đầu tiên nuôi tôm. Nguyên liệu lên men được thay thế bằng mật đường từ tháng thứ hai để duy trì màu nâu mong muốn của nước nuôi, và là màu đặc trưng của sự vượt trội vi khuẩn nitrat hóa trong hệ thống.
Tôm được thả với trọng lượng cơ thể ban đầu từ 1,3 đến 1,7 gam và ở mật độ lần lượt là 186, 282 và 659 con trên một mét vuông. Tôm được cho ăn thức ăn công nghiệp sản xuất tại Brazil. Trong thử nghiệm 1 và 2, thức ăn cho ăn 4 lần một ngày, cho ăn trong các sàng ăn riêng có diện tích 707 cm vuông (đường kính 30 cm x cao 5,4 cm), với một khay cho mỗi bể. Các cử cho ăn là lúc 7 giờ sáng, 10 giờ sáng, 1 giờ chiều và 4 giờ chiều, chia thành 25%, 15%, 15% và 45% phần trăm vào các thời điểm tương ứng.
Trong thử nghiệm 3, vào ban ngày, từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều, thức ăn được phân phối bằng máy với khoảng thời gian một giờ. Vào ban đêm, thức ăn được phân phối bằng cách sử dụng một thiết bị cho ăn tự động được lập trình để phân phối thức ăn mỗi giờ. Khẩu phần ngày và đêm lần lượt chiếm 60% và 40% tổng số bữa ăn hàng ngày. Một khay cho ăn được đặt bên dưới để theo dõi mức tiêu thụ thức ăn vào ban đêm. Vào ban ngày, các khay được lấy ra khỏi bể, lượng thức ăn thừa được đánh giá bằng mắt thường.
Trong tất cả các thử nghiệm, khẩu phần được điều chỉnh hàng ngày, giả định tỷ lệ sống của tôm giảm 0,5% hàng tuần trong tất cả các bể nuôi. Các bữa ăn được điều chỉnh hàng tuần, bắt đầu từ ngày thứ 7 sau khi thả. Tại mỗi đợt lấy mẫu, tổng số 20 con tôm mỗi bể được cân trên một cân chính xác để xác định trọng lượng trung bình của đàn tôm. Việc tăng khẩu phần được thực hiện hàng ngày trên cơ sở tăng trưởng trung bình hàng ngày của tôm được quan sát trong tuần trước, với tỷ lệ sống hàng tuần giảm 0,5%.
Độ mặn, pH, nhiệt độ và oxy hòa tan được xác định một lần mỗi ngày vào lúc 9 giờ sáng trong tất cả các bể. Chất rắn (SS) được đo ba lần một tuần bằng cách sử dụng bình Imhoff 1.000 ml. Độ kiềm được xác định để hiệu chỉnh bằng natri bicacbonat (NaHCO3). Liều dùng là 20 gam NaHCO3 trên một mét khối nước được thực hiện cho mỗi lần tăng 10 mg/L độ kiềm của nước.
Kết quả
Trong thử nghiệm 1 và 2, tôm đạt tỷ lệ sống cuối cùng cao trên 90%. Tỷ lệ sống trung bình đạt giá trị lần lượt là 91,49 ± 5,07 và 91,65 ± 3,50 phần trăm. Trong thử nghiệm 3 với 659 con tôm trên một mét vuông, tỷ lệ sống cuối cùng giảm xuống còn 82,0% ± 7,0%.
Kết quả nuôi theo bảng bên dưới:
Theo: https://www.globalseafood.org