0-9
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
N
O
P
Q
R
S
T
U
V
W
X
Y
Z

Ecolabel

Nhãn sinh thái hay còn gọi là nhãn xanh, nhãn môi trường

 

Là sự công bố bằng lời hoặc ký hiệu hoặc sơ đồ nhằm chỉ rõ các thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ. Nói cách khác, nhãn sinh thái cung cấp các thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ trong mối liên hệ với đặc tính môi trường, các khía cạnh môi trường chung và đặc thù của sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

 

Mục đích của nhãn sinh thái là khuyến khích việc sản xuất và tiêu dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội gắn với lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp.

 

Tuy nhiên hiện nay, do sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng trở nên gay gắt, các yếu tố môi trường đang có nguy cơ bị lợi dụng để làm các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế. 

 

Năm 1978, Cộng hoà liên bang Đức bắt đầu cuộc vận động về nhãn sinh thái cùng với việc giới thiệu mác “Thiên thần xanh” cho các sản phẩm đã được lựa chọn. Kể từ đó đến nay, hơn 30 quốc gia trên thế giới đã chấp nhận các chương trình tương tự về nhãn sinh thái, trong đó có các nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật... và một số nước đang phát triển trong đó có Thái Lan... Các quy định liên quan đến nhãn sinh thái đã được đề cập đến trong luật Môi trường năm 2005.

 

Nguồn: sotaydoanhtri.com

 

 

Nhãn sinh thái là một biểu tượng chính thức cho thấy rằng một sản phẩm đã được thiết kế để ít gây hại cho môi trường hơn các sản phẩm tương tự khác. (Tài liệu tham khảo: Cambridge Dictionary)

 

Nhãn sinh thái là một danh hiệu của Nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoặc quá trình sử dụng sản phẩm đó. 

 

Lợi ích

 

Được dán nhãn sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất. Các sản phẩm được dán nhãn sinh thái thường có sức mạnh cạnh tranh cao và giá bán ra thị trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại. 

 

Như vậy, nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lí của khách hàng. Rất nhiều nhà sản xuất đã và đang đầu tư để sản phẩm của mình được công nhận là sản phẩm "xanh", được dán nhãn sinh thái và điều kiện để được dán nhãn sinh thái ngày càng khắt khe hơn. 

 

Nhãn sinh thái thường được xem xét và dán cho các sản phẩm tái chế từ phế thải (như cao su...), các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm có tác động xấu đến môi trường, các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm có ảnh hưởng tốt đến môi trường.

 

Nhãn sinh thái (Ecolabel) là một trong những công cụ kinh tế chủ yếu trong quản lí môi trường.

 

Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường là các công cụ chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường.

 

Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lí môi trường là biện pháp mà các nhà kinh tế cho là có hiệu quả cao xét từ góc độ chi phí thực hiện. 

 

Đồng thời do đặc tính linh hoạt của bản thân công cụ, vận hành trên cơ sở sử dụng sức mạnh của thị trường và nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả. 

 

Công cụ kinh tế có khả năng khắc phục những thất bại của thị trường, có hiệu quả trong việc thay đổi hành vi gây ô nhiễm, khuyến khích sự năng động và tự giác của người gây ô nhiễm. 

 

Thực tế việc sử dụng công cụ kinh tế ở các nước trên thế giới cho thấy những tác động tích cực như:

 

+ Các hành vi môi trường được điều chỉnh một cách tự giác;

 

+ Các chi phí xã hội cho công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn; 

 

+ Khuyến khích việc nghiên cứu triển khai kĩ thuật, công nghệ có lợi cho bảo vệ môi trường;

 

+ Gia tăng nguồn thu phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách Nhà nước, duy trì tốt các giá trị môi trường của quốc gia.

 

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình kinh tế và quản lí môi trường, Nguyễn Thế Chinh, Đại học Kinh tế Quốc dân)

 

Nguồn: https://vietnambiz.vn