Nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt: Phần 1 - Chiến lược căn bản

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt: Phần 1 - Chiến lược căn bản

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt là thách thức lớn cho người nuôi vì nước ngọt hoàn toàn không phải là môi trường tối ưu cho tôm thẻ sinh sống

Tổng quan

 

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt là thách thức lớn cho người nuôi vì nước ngọt hoàn toàn không phải là môi trường tối ưu cho tôm thẻ sinh sống. Khi nuôi tôm chân trắng nuôi trong nước có độ mặn 0 phần ngàn, người nuôi thường gặp phải các vấn đề sau đây:

 

- Độ kiềm luôn ở mức thấp và không dễ cải thiện để đạt mức 120 ppm trở lên và duy trì suốt vụ.

- Thiếu hụt nghiêm trọng các khoáng chất thiết yếu cho tôm thẻ phát triển.

- Độ đục nước cao do phù sa.

- Tảo lục và đặc biệt là tảo lam dễ phát triển.

- Tỷ lệ sống thấp

- Chất lượng thịt kém hơn so với tôm nuôi trong nước lợ

- Tôm dễ cong thân, đục cơ vì thiếu khoáng, vitamin thiết yếu

- Các loại bệnh do vi khuẩn và virus nguy hiểm có thể ít gặp hơn so với nuôi trong nước mặn, lợ nhưng các loại bệnh đường ruột (như phân trắng, …) và sự suy yếu hệ thống gan tụy vẫn tương tự và có thể dẫn đến mất mùa.

- Một số chế phẩm sinh học và khoáng chất bổ sung vào ao có thể không phù hợp cho môi trường nuôi nước ngọt.

 

Chiến lược giảm thiểu các điều kiện bất lợi và các sản phẩm ứng dụng

 

Để nâng cao khả năng thành công khi nuôi tôm chân trắng trong nước ngọt, ngoài kỹ thuật thuần dưỡng trước khi thả, kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi…. người nuôi có thể tham khảo 5 chiến lược tiếp cận quan trọng bên dưới, thực hành nghiêm ngặt và quản lý quy trình nuôi chặt chẽ.

 

Cải thiện độ kiềm và tăng hàm lượng can xi trong nước

 

Tôm thẻ cần nhiều can xi, ma giê để tạo vỏ và tăng trưởng, độ kiềm ổn định ở mức cao giúp ổn định chất lượng nước và cung cấp hai khoáng chất quan trọng trên cho tôm. Người nuôi có thể tăng độ kiềm cho ao nuôi nước ngọt bằng các sản phẩm vôi CaCO3, Dolomite và Sodium Bicarbonate (còn gọi là soda).

 

Bổ sung khoáng chất

 

Khoáng chất cần được bổ sung đều đặn hàng ngày hoặc định kỳ để giúp tôm tích lũy dinh dưỡng và phát triển tốt. Silic là thành phần khoáng quan trọng khác ngoài canxi, ma giê, cần được bổ sung nhiều trong môi trường nước ngọt. Natri là chất điện giải cần thiết giúp tôm điều hòa tốt áp suất thẩm thấu và tăng cường hấp thu khoáng tốt.

 

VPASMIN là sản phẩm có các thành phần khoáng chất thiết yếu, cân bằng và dễ hấp thu. Sản phẩm cũng cung cấp hàm lượng silic cao có thể nhanh chóng giúp tôm cải thiện chất lượng vỏ, chắc vỏ, tôm trong bóng và có màu sắc đẹp. VPASMIN còn đặc biệt phù hợp môi trường nước ngọt vì hàm lượng khoáng chất rất cao và vì vậy nó cũng giúp người nuôi sử dụng với tần suất thấp hơn (vài ngày dùng 1 lần so với việc phải sử dụng hàng ngày)

 

 

Sử dụng chế phẩm sinh học phù hợp

 

Chế phẩm sinh học (sản phẩm vi sinh) luôn là sản phẩm không thể thiếu trong nuôi thủy sản nói chung. Đối với vùng nuôi tôm nước ngọt, chế phẩm sinh học cần có các chủng thích hợp để phát triển được, bên cạnh đó, chế phẩm sinh học cũng cần có nhiều enzyme để có thể nhanh chóng phân hủy hữu cơ và làm giảm độ đục do phù sa, qua đó có thể giúp giữ ổn định chất lượng nước, hạn chế khí độc phát sinh, giảm thiểu tối đa sự phát triển của tảo lam và khống chế các mầm bệnh vibrio khác trong môi trường.

 

Luôn duy trì hệ gan tụy ở trạng thái tốt

 

Gan tụy là cơ quan quan trọng nhất đối với tôm vì thế duy trì hệ gan tụy tốt, chắc, khỏe….là đã đảm bảo được tỷ lệ sống cao, khả năng thành công vụ nuôi lớn.

 

HP Magic là sản phẩm được VPAS khuyến cáo sử dụng định kỳ suốt vụ nuôi để luôn duy trì chất lượng hệ gan tụy. Ngoài các thành phần vi sinh đặc biệt có thể bổ trợ đường ruột, sản phẩm còn chứa một số hoạt chất đặc hiệu có thể giúp tái tạo tế bào gan nhanh chóng và giải độc gan và hỗ trợ hoạt động của gan.

 

Duy trì hệ vi sinh đường ruột lành mạnh và bảo vệ thành ruột

 

Bacilus subtilis luôn là thành phần vi sinh quan trọng giúp hệ sinh vật đường ruột ổn định và tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, cần có thêm các thành phần vi sinh vật hữu ích khác có thể giúp tăng khả năng đối kháng với mầm bệnh vibrio xâm nhập từ bên ngoài vào. Chủng Bacilus amyloliquefaciens là một gợi ý tốt vì nó có tính đối kháng mạnh mẽ với các mầm bệnh nguy hiểm. Enzyme cũng nên được bổ sung vào trong khẩu phần ăn giúp tôm tiêu hóa tốt và hấp thu dưỡng chất triệt để hơn trong thức ăn.

 

Quy trình ứng dụng sản phẩm VPAS đáp ứng 5 chiến lược quan trọng

 

Phần xử lý môi trường

 

 

Phần cho ăn cải thiện sức khỏe hệ gan tụy và đường ruột 

 

 

Xem chi tiết các sản phẩm bằng cách bấm vào tên sản phẩm AQUACIDE, BACILINE, VPASMIN, HP MAGIC, RESCUE VIGONE.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Bộ phận kỹ thuật của công ty VPAS JSC