Những yếu tố quan trọng cần lưu ý để giảm thiểu chi phí nuôi tôm chân trắng

Những yếu tố quan trọng cần lưu ý để giảm thiểu chi phí nuôi tôm chân trắng

Cứ cải thiện 0,1 FCR thì lợi nhuận vụ mùa có thể tăng thêm 100 USD/tấn tôm thu hoạch và cứ tăng 0,1 FCR sẽ tạo ra thêm 90kg chất thải hữu cơ/tấn tôm sản xuất ra.

Theo Ravikumar Bangarusamy, với giá tôm đang có xu hướng giảm, việc kiểm soát được giá thành sản xuất là nguyên tắc cơ bản cần lưu ý. (Người dịch - Ông Ravikumar Bangarusamy là chuyên gia đã có 21 năm hoạt động trong ngành thủy sản tại Ấn Độ và khắp thế giới).

 

Ấn Độ đã đạt đến đỉnh cao với tư cách là quốc gia nuôi và xuất khẩu tôm lớn nhất vào năm 2019 và sẽ tiếp tục như vậy vào năm 2020. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, nhu cầu và giá thế giới thấp hơn năm 2019, vì vậy mối quan tâm của người nuôi, không chỉ giới hạn ở Ấn Độ, là làm thế nào để tiết kiệm chi phí hơn trong chuỗi sản xuất.

 

“Người sản xuất không thực sự kiểm soát được giá thị trường; do đó, kiểm soát chi phí sản xuất là việc hết sức cần thiết, ”Ravikumar Bangarusamy, Tổng Giám đốc và phụ trách kỹ thuật của Growel Feeds, Ấn Độ, cho biết. “Trong năm 2019, giá thành sản xuất trung bình là 170 INR/kg (tương đương 2,42 USD/kg) đối với tôm 70 con/kg. Giá bán đối với tôm cỡ 70 con/kg từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2019 là 248 INR/kg ( tương đương 3,5 USD/kg) thì người nuôi có thể đảm bảo lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, khi giá bán giảm xuống dưới mức đó vào năm 2019 và nhu cầu thu mua thấp hơn và bây giờ là 225 INR/kg (tương đương 3,21 USD/kg), bắt buộc người nuôi tìm cách tăng tỷ suất lợi nhuận”. (Người dịch – INR là đơn vị tiền tệ của Ấn Độ - gọi là Rupee – 01 Rupee tương đương  khoảng 316 đồng Việt Nam tại thời điểm hiện nay)

 

Trong bài phỏng vấn này, Ravikumar đề cập đến một số vấn đề quan trọng mà người nuôi quan tâm và đưa ra cách quản lý chúng.

 

Các chiến lược gì nhằm mục đích giảm thiểu chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận?

 

Dựa trên các thử nghiệm đã tiến hành, chúng tôi thấy được các khả năng giảm chi phí sản xuất. Trong quá trình sản xuất tôm cỡ 70 con/kg, chúng tôi có chi phí sản xuất là 214 INR/kg (3,05 USD/kg) với mật độ thả nuôi là 25 PL/m2 và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) là 1,0 và chi phí cũng thấp tương tự đối với trường hợp thả mật độ 60 PL/m2 có giá thành 175 INR/kg (2,5 USD/kg) và FCR là 1,2. Giá thành là 181 INR/kg (2,6 USD/kg) ở mật độ thả 45 PL/m2 và FCR là 1,1. Kết quả nhất quán đạt được thông qua sự kết hợp của thực hành quản lý tốt nhất, sử dụng thức ăn tốt và men vi sinh cũng như sử dụng SOPs do Growel chủ trương (các qui trình nuôi chuẩn của công ty Growel).

 

Trong 3 năm qua, chúng tôi đã sử dụng cùng kỹ thuật lên men, thức ăn và máy cho ăn trong hơn 7 mùa vụ trong các mô hình trình diễn tại trang trại của khách hàng chúng tôi. Mật độ nuôi dao động giữa 35-50 PL/m2 và thời gian của vụ nuôi dao động từ 59 – 156 ngày/vụ. Hầu hết các ao đều có tỷ lệ sống khoảng 80% và ở rất ít ao tỷ lệ sống thấp hơn 80%. FCR là 1,1 vì trọng lượng tôm bình quân là 46,28g (21.6 con/kg); ngay cả tôm cỡ nhỏ có FCR chỉ dưới 1,0.

 

Dựa trên đánh giá chi phí sản xuất điển hình, thức ăn chăn nuôi chiếm gần 50-60% (Hình 1). Vào năm 2019, giá tôm giảm, người nuôi giảm mật độ nuôi, trung bình hiện nay là 30-35 PL/m2 so với hiện này là 40-60 PL/m2.

 

 

Hình 1. Một điển hình ví dụ về chi phí (%) trong quá trình sản xuất tôm vannamei ở Ấn Độ

 

Một cách để giảm thiểu chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận là thực hiện nghiêm ngặt các qui tắc thực hành quản lý tốt nhất (BMP) ở các giai đoạn nuôi khác nhau và phát triển các qui trình chuẩn cụ thể tại trang trại. Điều quan trọng là người nuôi phải lựa chọn đầu vào chất lượng tốt và kiểm tra tính hợp lệ của hóa chất và các chất đầu vào khác trước khi sử dụng. Tại TARS 2019, tôi đã nói rằng ngành công nghiệp thức ăn có thể đưa ra các giải pháp chăm sóc sức khỏe tôm, nhưng không thể thay thế việc quản lý trang trại tốt.

 

Vào đầu vụ nuôi, thả tôm giống có chất lượng tốt nhất có ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng và lợi nhuận của trại tôm. Tuy nhiên, có một vấn đề nan giải là các trại giống cung cấp lượng tôm giống có thể nhiều hơn tới 20-30% so với số lượng mua. Thông thường, tất cả tôm giống được thả vào ao. Do đó, làm thế nào để chúng ta ước tính các con số khi tính toán lượng thức ăn và tỷ lệ sống sót cuối cùng để tính chi phí sản xuất thực tế? Chúng ta biết rằng hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất phải đi kèm với việc biết rõ lượng giống thả trong ao. Tôi khuyên bạn nên tính toán tỷ lệ sống sau khi thả bằng cách lắp đặt các hapa trong ao (hapa là vèo lắp trong ao nuôi, dùng ước lượng tỷ lệ sống).

 

Ở Ấn Độ, hầu hết người nuôi có quy mô nhỏ và chúng tôi đã phát triển SOP để thúc đẩy nuôi tôm bền vững bằng cách có giai đoạn ương giống tại trang trại, sử dụng ao đất hoặc ao lót bạt với chương trình an toàn sinh học tốt nhằm tạo ra con giống chất lượng tốt hơn cũng như giảm chi phí và thời gian nuôi trong giai đoạn thương phẩm. Ưu điểm của giai đoạn ương là loại bỏ những con yếu trước khi chuyển sang giai đoạn nuôi thương phẩm. Ví dụ, trong một trang trại, chúng tôi thả giống có kích cỡ từ 0,5 đến 1,2g/con và thời gian nuôi thương phẩm chỉ hơn 59 ngày. Sản lượng đạt được là 2,7 tấn với trọng lượng trung bình là 18,9g/con, tỷ lệ sống là 83,5% và FCR là 1,03. Không có dịch bệnh xảy ra.

 

Quản lý thức ăn và dịch bệnh là những yếu tố chính trong hoạt động sản xuất và có ảnh hưởng đến chất lượng nước và tỷ lệ sống. Cho ăn quá mức làm người nuôi phải chi nhiều tiền hơn vào quản lý chất lượng nước và điều trị bệnh. Để quản lý bệnh tật, vi khuẩn nên được kiểm tra thường xuyên và tốt hơn là cần hiểu sự cân bằng giữa vi khuẩn Vibrios và probiotic. Cách phát hiện bệnh sớm có thể được thực hiện bằng cách đào tạo công nhân trang trại.

 

Loc Tran cho thấy vibrios là tác nhân chính gây bệnh phân trắng (WFD) trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Nhiễm Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trước có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của WFD. Có hai loại WFD, một loại chỉ có thể điều trị được nếu chỉ do vibrios gây ra và loại không thể điều trị được do cả vibriosis và EHP. Do đó, chúng ta có thể quản lý WFD nếu có ao sạch, nước sạch và giống sạch, hệ vi sinh vật hoàn chỉnh để kiểm soát vibrio trong suốt chu kỳ nuôi, quản lý chất thải, ương giống tại trang trại và sử dụng thức ăn chuyên biệt. Đối với vibrio gây bệnh, chúng tôi khuyến nghị rằng khuẩn lạc màu xanh lá cây phải nhỏ hơn 10² CFU/g tôm giống và khuẩn lạc màu vàng phải là 10³ CFU/g tôm giống trước khi thả giống.

 

Với việc thức ăn công nghiệp chiếm 50-60% chi phí sản xuất, ông nghĩ gì về việc quản lý thức ăn?

 

Điều quan trọng cần nhớ là để sử dụng thức ăn hiệu quả bắt đầu cần thực hành tốt việc quản lý thức ăn  từ khi thả giống. Một cách để nhìn vào tầm quan trọng của nó là cứ cải thiện 0,1 FCR thì lợi nhuận vụ mùa có thể tăng thêm 100 USD/tấn tôm thu hoạch và cứ tăng 0,1 FCR sẽ tạo ra thêm 90kg chất thải hữu cơ/ tấn tôm sản xuất ra.

 

Có nhiều loại thức ăn protein cao (40% CP) và thấp (25% CP) có sẵn trên thị trường. Nhưng khi sử dụng nguồn thức ăn đạm cao, điều quan trọng là phải có cách quản lý thức ăn nghiêm ngặt. Việc chuyển đổi sang thức ăn tiết kiệm là điều cần thiết, nếu không chi phí sản xuất sẽ tăng lên. 

 

Quan sát của ông về tỷ lệ và tần suất cho ăn là gì?

 

Tôi khuyên bạn nên sử dụng thức ăn chất lượng cao hoặc thức ăn chuyên biệt với 6-8 lần cho ăn mỗi ngày trong giai đoạn ương. Kích thước hạt thức ăn là quan trọng. Tôm cỡ 4g tiêu thụ trung bình 6 viên một bữa (4,2% trọng lượng cơ thể/ngày). Khi tần suất cho ăn tăng lên, sự tăng trưởng tổng thể của động vật sẽ tốt hơn nhiều. Cho ăn quá mức tại trang trại xảy ra khi hơn 10% ruột tôm chứa thức ăn một giờ trước khi cho ăn. Đối với cho ăn ít, khoảng 40% tôm sẽ có thức ăn tự nhiên trong ruột một giờ sau khi cho ăn. Chúng tôi biết rằng việc cho ăn phải dựa trên nhiệt độ và việc quan sát đường ruột là rất quan trọng để quản lý thức ăn. Tỷ lệ cho ăn phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng, thời gian chuyển hóa thức ăn trong ruột chỉ mất 45 phút. Bất kỳ thức ăn nào không được tiêu hóa sẽ tạo thêm chất hữu cơ ở đáy ao, ảnh hưởng đến chất lượng nước.

 

Do đó, tỷ lệ cho ăn hàng ngày là đặc thù của trang trại. Chúng tôi phát triển những điều này dựa trên quan sát và ghi chép dữ liệu, sử dụng sàng ăn kết hợp bảng cho ăn và điều chỉnh hàng ngày trong giới hạn dưới và trên dựa trên sinh khối và sức chứa của ao. Tốt nhất, chúng ta nên thực hành kết hợp giữa đánh giá thực tế sàng ăn và bảng cho ăn, kiểm tra sàng ăn, quan sát và kiểm tra màu ruột để điều chỉnh tỷ lệ cho ăn hàng ngày, kiểm soát FCR và giảm giá thành sản xuất.

 

Hiệu quả của máy cho ăn trong việc cải thiện quản lý cho ăn?

 

Theo tôi, sử dụng lao động thủ công (cho ăn bằng tay theo cách truyền thống – người dịch) cần có sự giám sát chặt chẽ và khả năng sai sót cao. Máy cho ăn tự động tốt hơn nhiều so với cho ăn thủ công và có hai loại máy cho ăn tự động: một loại có khẩu phần ăn do người nuôi cài đặt và phân phối thức ăn bằng cách sử dụng bộ đếm thời gian; loại còn lại là máy cho ăn âm thanh trong đó khẩu phần được thúc đẩy bởi hoạt động cho ăn của tôm, được truyền đến máy cho ăn dưới dạng tín hiệu âm thanh. Chúng cũng có thể cung cấp thông tin thời gian thực về các thông số chất lượng nước (oxy hòa tan, pH, nhiệt độ, v.v.)

 

Khi chúng tôi bắt đầu vụ mùa máy cho ăn sử dụng âm thanh, FCR của trang trại là 1,1. Trong 2 năm, FCR tổng thể của trang trại đạt dưới 0,9. Người nuôi cần tự động hóa trong tương lai. Cần nhớ một lợi thế của việc sử dụng máy cho ăn tự động là người điều hành trang trại của bạn sẽ không cần phải xuống ao. Hơn nữa, chất thải tích tụ trong ao chỉ cách máy cho ăn tự động trong khoảng từ 6-10 m và do đó dễ dàng loại bỏ chúng giữa các vụ nuôi.

 

In your opinion, what are the major disease threats and how can we manage them?

 

Nếu chúng ta xem xét các vấn đề trong sản xuất vào năm 2019, chúng ta thấy có bệnh đốm trắng (WSSV), sau đó là EHP, hội chứng tử vong liên tục (RMS), bệnh phân trắng WFD. Chúng tôi đã có báo cáo về tốc độ tăng trưởng chậm ở hầu hết các khu vực do EHP và WFD. EHP không trực tiếp gây chết, nhưng vi khuẩn có thể gây chậm phát triển nghiêm trọng và ảnh hưởng đến năng suất của trang trại. Để được quản lý hiệu quả, mức độ nghiêm trọng của bệnh cần phải tương quan với hiệu suất tăng trưởng và FCR.

 

Các xét nghiệm sơ bộ phải được tiến hành ở cấp trang trại để xác định mức độ nghiêm trọng của EHP và được phân loại là cấp 1, 2 và 3. Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng cấp 1 có thể hồi phục sau khi điều trị; tuy nhiên, khi nhiễm bệnh đến cấp độ 3, tôi khuyến cáo nên thu hoạch vụ tôm. Tốc độ tăng trưởng hàng tuần là 0,7g/tuần là chấp nhận được. Tôi đã khuyến cáo nông dân nên tính toán hiệu suất tăng trưởng (không được thấp hơn 0,7g / tuần) và kiểm soát FCR xuống dưới 1,3 hoặc 1,2. Tôi đã giải thích cách lấy mẫu gan tụy và phân loại mức độ nghiêm trọng của EHP ở các cấp độ khác nhau. Nếu FCR rất cao vào cuối chu kỳ, kết quả có thể dẫn đến hòa vốn hoặc thua lỗ.

 

An toàn sinh học mang lại hiệu quả cao trong việc quản lý dịch bệnh nhưng cũng là thách thức để áp dụng trong hầu hết các hệ thống canh tác thực tế. Tại Ấn Độ, 80% người nuôi có quy mô nhỏ với khoảng 2-3 ao nuôi, và rất khó để thực hiện các hệ thống an toàn sinh học tốt.

 

What are your approaches on water quality management?

 

Vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng sau mỗi 12 phút kể từ khi khử trùng và người nuôi thả tôm vào ao khi lượng vi khuẩn đang ở mức cao nhất. Thông thường, người nuôi dùng chế phẩm sinh học mỗi tháng một lần hoặc 2 tuần một lần. Họ cần dùng loại probiotic (chế phẩm sinh học) chất lượng tốt với tần suất cách nhau 3 ngày/lần và chỉ sử dụng 100 đến 200g sau khi lên men.

 

Để kiểm soát dịch bệnh, chúng tôi khuyến nghị  nên lên men các chế phẩm sinh học (sục khí và ủ - người dịch) để kích thích vi sinh tăng sinh khối và tận dụng chất hữu cơ. Nhưng để đạt hiệu quả cho việc này, chúng ta cần nước ngọt vô trùng, nguồn carbon, khoáng chất, chế phẩm sinh học và sục khí. Chúng tôi sử dụng các nguồn carbon khác nhau và tất cả các nguyên liệu đầu vào này phải được nấu chín trước khi lên men. Nước được xử lý bằng phương pháp thẩm thấu ngược hoặc khử trùng bằng clo và sau đó khử clo. Sau đó, nó được kiểm tra vibrio. Trong nghiên cứu của chúng tôi và tại các ao trình diễn, chúng tôi không gặp vấn đề với WFD hoặc WSSV; tuy nhiên, chúng tôi gặp vấn đề với RMS khi hàm lượng hữu cơ tăng vào cuối chu kỳ nuôi. Lời khuyên của tôi là nếu việc sử dụng men vi sinh bị trì hoãn, lượng Vibrio sẽ tăng lên và men vi sinh sẽ mất tác dụng. Ở thời gian áp dụng 110 ngày (thời gian nuôi 100 ngày + 10 ngày chuẩn bị ao), chi phí đầu vào sản phẩm của chế phẩm sinh học thấp hơn 0,1 USD/vụ/ha.

 

In summary, walk us through your recommendations to lower production costs.

 

Chúng ta cần bắt đầu với việc thả tôm không mang mầm bệnh, đếm số lượng và tiến hành kiểm tra Vibrio. Số lượng vi khuẩn trên đĩa TCBS cho biết rất nhiều về chất lượng của tôm giống trước khi đem đi phân tích PCR. Chỉ sử dụng tôm giống có chất lượng tốt nhất để thả giống, nó sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến sản lượng và lợi nhuận của trại nuôi tôm.

 

Khi cho ăn cần quản lý chặt chẽ, tránh cho ăn quá mức và sử dụng các loại thức ăn tăng cường miễn dịch. Đối với việc quản lý ao nuôi, hãy giải quyết vấn đề EHP trong quá trình chuẩn bị ao nuôi và giữ cân bằng hệ vi sinh vật khỏe mạnh bằng quá trình lên men hiếu khí và kỵ khí. Đối với men vi sinh, hãy sử dụng đúng loại và đã được kiểm định sản phẩm trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất và kiểm soát được chi phí sản xuất. Cuối cùng, việc loại bỏ bùn và kiểm soát tải lượng hữu cơ trong ao là điều cần thiết để có một vụ nuôi thành công.

 

Nguồn: Aquaculture Asia Pacific - Sep/Oct 2020, Volume 16 Number 5

 

Dịch bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận - VPAS JSC

 

With shrimp prices on the downward trend, being able to control cost of production is fundamental to stay ahead, says Ravikumar Bangarusamy in India.

 

India has reached the pinnacle as the largest producer of farmed shrimp in 2019 and will continue to do so in 2020. However, with the current fluid situation on international demand for its shrimp and lower prices than in 2019, the concern among farmers, not only limited to those in India, is how to be more cost efficient along the production chain.

 

“The producer cannot really control the market price; therefore, controlling the cost of production is an urgent need,” said Ravikumar Bangarusamy, General Manager, Technical of Growel Feeds, India. “In 2019, the average cost of production was reported at INR170/kg (USD 2.42/ kg) for size 70/kg. As ex farm prices for size 70/kg shrimp (April to September 2019) was INR248/kg (USD3.5/kg), farmers could secure good profits. However, as the ex farm prices drop below that in 2019 with lower demand and now to INR225/kg (USD3.21/kg), it is imperative that farmers seek ways to increase profit margins.”

 

In this Q&A article, Ravikumar addresses several important areas of concern for farmers and offers ways to manage them.

 

What are the strategies to minimise cost of production and maximise profits?

 

Based on the trials conducted, we have shown the possibility of lowering the costs of production. In the production of size 70/kg shrimp, we have achieved a production cost of INR214/kg (USD3.05/kg) at a stocking density of 25 post larvae (PL)/m2 and feed conversion ratio (FCR) of 1.0 to as low as INR175/kg (USD2.5/kg) at a stocking density of 60 PL/m2 and FCR of 1.2. Cost was INR181/kg (USD2.6/kg) at a stocking density of 45 PL/m2 and FCR of 1.1. Consistent results are achieved through a combination of best management practices, use of functional feed and probiotics and using SOPs advocated by Growel.

 

For the past 3 years, we have been using the same fermentation technology, functional feed and auto feeder for more than seven crops at our demonstration and corporate customers’ farms. The stocking density ranged between 35-50 PL/m2 and the days of culture (DOC) was between DOC 59 and 156. Most of the ponds had a survival rate of about 80% and at very few ponds, shrimp survival was lower than 80%. The FCR was 1.1 because the average body weight was high at 46.28g; even small-sized shrimp had an FCR of just below 1.0.

 

Based on the typical production cost assessment, feed accounts for almost 50-60% (Figure 1). In 2019. as offer prices declined, farmers reduced stocking densities; the average is now 30-35 PL/m2 as compared to 40-60 PL/m2.

 

Figure 1. A typical example of expenses (%) in the production of vannamei shrimp in India

 

A way to minimise production costs and maximise profits is by strictly implementing best management practices (BMPs) at various stages of farming and develop farmspecific SOPs. It is essential that the farmer selects good quality inputs and validate chemicals and other inputs before use. At TARS 2019, I said that the feed industry can offer shrimp health solutions, but it cannot substitute good farm management.

 

At the beginning of the cycle, stocking the best quality post larvae will have a significant effect on the production and profitability of a shrimp farm. However, there is the dilemma of hatcheries providing perhaps up to 20-30% more post larvae than the amount purchased. Usually all post larvae are stocked into ponds. Henceforth, how do we estimate numbers in calculating feed amounts and the final survival to derive the actual costs of production? We know that the best feed efficiency comes with knowing the stock in the pond. I recommend estimating and measuring the poststocking survival rate by installing hapas in the pond.

 

In India, most farmers are small-scale and we developed SOPs to promote sustainable shrimp farming by having an on-farm nursery phase, either using the earthen pond or lined pond with good biosecurity, to produce better quality juveniles as well as to reduce the cost and culture duration in the grow-out phase. An advantage of having a nursery phase is the elimination of weak animals before transfer to the grow-out phase. For example, in one farm, we stock juveniles of 0.5 to 1.2g each and the grow-out was only over 59 days. The production achieved was 2.7 tonnes at average body weight of 18.9g and survival was 83.5%. FCR was 1.03. There were no disease outbreaks.

 

Feed and disease management are key factors in the production economics and have an influence on water quality and survival, respectively. Overfeeding can cause farmers to spend more money on water quality management and treatment. For disease management, bacteria loads should be checked, and it is better to understand the balance between the Vibrios and probiotic bacteria. The early detection of diseases can be done by training farm staff.

 

Loc Tran showed that Vibrios are the primary agent of white faeces disease (WFD) in laboratory challenge trials. Pre-infection with Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) may increase the severity of WFD. There are two types of WFD; a treatable one caused by Vibrios only and the other untreatable caused by vibriosis and EHP. Therefore, we can manage WFD if we have clean ponds, water and post larvae and microbiota maturation to control Vibrio load throughout the crop cycle, waste management, on-farm nursery and use of functional feed. For Vibrio loads, we recommend that the green colony should be less than 10² CFU/g of post larvae and yellow colony should be 10³ CFU/g of post larvae before stocking.

 

With feed accounting for 50-60% of production costs, what are your thoughts on feed management?

 

It is important to remember that best practices for feed efficiency start at stocking. One way to look at its importance is that for every 0.1 improvement in FCR the crop profitability can increase by USD100/tonne of shrimp harvested and that every 0.1 increase in FCR will produce 90kg more organic waste/tonne of shrimp production.

 

There are many high (40% CP) and low protein feeds (25% CP) available in the market. But when using a high CP feed, it is important to have a stringent feed management protocol. An economical feed conversion is essential or else the production cost will go up.


What are your observations on feeding rate and frequency?

 

I recommend using high-quality feed or functional feed with 6-8 feedings per day during the nursery phase. Feed particle size is important. Shrimp of about 4g size consumes on average six pellets a meal (4.2% of body weight/day). When the feeding frequency increases, the animal’s overall growth is much better. Overfeeding at the farm occurs when more than 10% of shrimp gut contains feed an hour before feeding. As for underfeeding, about 40% of shrimp will have natural food in the gut an hour after feeding. We know that feeding should be based on temperature and observing the gut is important for feed management. The feeding rate is temperature dependent. When the temperature increases, the gut transit time is only 45 minutes. Any undigested feed will add to the organic load at the pond bottom, affecting water quality.

 

Therefore, the daily feeding rate is farm specific. We develop these based on observations and data, using check trays and feeding tables and adjusting daily within the lower and upper limits based on the pond’s biomass and carrying capacity. Ideally, we should practise a combination of feeding table, check trays observation and checks on gut colour to adjust the daily feeding rate, control FCR and reduce the cost of production.

 

How effective are autofeeders in improving feed management?

 

In my opinion, the use of manual labour requires close supervision and the chances of errors are high. Automatic feeders are much better than manual feeding and there are two types of automatic feeders: one has the ration set by the farmer and delivered using a timer; the other is an acoustic feeder where the ration is driven by the shrimp’s feeding activity, transmitted to the feeder as sound signals. They can also provide real-time information on water quality parameters (dissolved oxygen, pH, temperature, etc.)

 

When we started the crop with the acoustic feeder, the farm’s FCR was 1.1. In 2 years, the overall farm FCR reached less than 0.9. Farmers will need to depend on automation in the future. But remember one advantage of using autofeeders is that your pond operator will not need to go into the pond. Furthermore, we can say that waste is accumulated only 6-10m away from the autofeeder and as such is easy to remove in between crops.

 

In your opinion, what are the major disease threats and how can we manage them?

 

If we look at issues in production in 2019, we had diseases caused by white spot syndrome virus (WSSV), then EHP, vibrosis, WFD and running mortality syndrome (RMS). We had reports on slow growth from most regions because of EHP and WFD. EHP does not directly cause mortality, but the microsporidian can cause severe growth retardation affecting farm production. To be effectively managed, the severity of infection needs to be correlated with growth performance and FCR.

 

Preliminary tests must be conducted at the farm level to determine the severity of the EHP infection and be classified as Grade 1, 2 and 3. In most cases, Grade 1 infection is reversible after treatment; however, when the infection reaches Grade 3, I recommend to harvest the shrimp crop. A weekly growth rate of 0.7g/week is acceptable. I have advised farmers to calculate growth performance (not to be less than 0.7g/week) and to control FCR to below 1.3 or 1.2. I explained how to sample the hepatopancreas and categorise the severity of EHP infections into grades. If FCR is very high at the end of the cycle, the crop can either be just at break even or incur a loss.

 

Biosecurity is highly effective in disease management but is also challenging to apply in most practical farming systems. Here in India, 80% of farmers are small-scale with perhaps 2-3 ponds, and it is extremely difficult to implement good biosecurity systems.

What are your approaches on water quality management?

 

Vibrios multiply rapidly every 12 minutes after disinfection and farmers stock the ponds when the Vibrio load is at its peak. Normally, the farmers then apply probiotics once in a month or once in 2 weeks. They need to apply a good quality probiotic at 3-day intervals and use only 100 to 200g after fermentation.

 

To control diseases, we recommend fermentation to encourage probiotics to multiply and utilise organic matter. But for this to work, we need sterile freshwater, carbon sources, minerals, probiotics and aeration. We use various carbon sources and all these inputs should be cooked before fermentation. Water is treated by reverse osmosis or chlorinated and then dechlorinated. It is then checked for Vibrio loads. In our R&D and the demonstration ponds, we do not have problems with WFD or WSSV; however, we do have issues with RMS when the organic load increases at the end of the crop cycle. My advice is that if the probiotics application is delayed, the Vibrio load will increase, and the probiotics becomes ineffective. At an application period of 110 days (100 days growth period + 10 days pond preparation), the product input cost of probiotics is less than USD0.1/crop/ha.

 

In summary, walk us through your recommendations to lower production costs.

 

We need to start with pathogen-free post larvae, count the number and conduct Vibrio checks. TCBS plate counts tell a lot about the post larvae quality before going for PCR analysis. Use only the best quality post larvae for stocking and it will have a profound effect on the production and profitability of a shrimp farm.

 

When it comes to feed, manage it aggressively, avoid overfeeding and use immune-enhancing functional feeds. For pond management, address the problem of EHP during pond preparation and keep a healthy microbiota balance with aerobic and anaerobic fermentation. In the case of probiotics, use the right ones and get validation of products before using them to get the best results and control the cost of production. Finally, the removal of sludge and controlling the organic load in the pond are essential to have a successful crop.